Chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp Y Võ Khí Công ở Bình Dương

Chăm sóc sức khỏe bằng phương pháp Khí Công Y Võ. Luyện tập khí công y võ là một phần không thể thiếu trong trong nhiều môn võ thuật của phương Đông. Từ xưa, nhiều môn phái võ thuật và các trường phái đông y đều nhấn mạnh việc luyện khí công là phương pháp chủ yếu để gìn giữ và tăng cường sức khỏe.

Ngày đăng: 31-08-2022

217 lượt xem

Theo định nghĩa khoa học thì hô hấp là quá trình lấy oxy từ ngoài vào và thải khí carbonic từ trong ra của cơ thể sinh vật.

Luận về hô hấp, trong võ thuật nhấn mạnh “tâm hợp ý”, “khí hợp lực”, khí cần trầm lặng, dùng khí đẩy lực, cho nên chức năng hô hấp có ảnh hưởng rất đặc biệt. Kết quả nghiên cứu môn Trường quyền sơ cấp ở Trung Quốc đã chứng minh sau khi tập, tần số hô hấp tăng 31 - 34 lần/phút, thông khí đạt 20-29 lít, tần số nợ oxy tương đối cao, nợ oxy được tiêu trừ cần 6-9 phút mới hồi phục như lúc yên tĩnh.

Hô hấp trong luyện tập võ thuật theo sự biến hóa của các động tác mà thành, lúc nào hít vào (hấp), lúc nào thở ra (hô) đều có nguyên tắc. Ví dụ khi thực hiện các động tác gập thân thu lại, hoặc đưa mình lên, co tay về, đưa chân lên để đá ra thì hít vào. Khi thực hiện các động tác hạ mình xuống hoặc kết thúc động tác đá chân, đấm tay và các động tác khác đi đến dứt điểm đều thở ra và yêu cầu động tác thở sâu, dài, nhẹ nhàng. Luyện tập võ thuật cần phải biết thở theo nguyên tắc “động hấp, tịnh hô”.

Hô hấp có phương pháp sẽ nâng cao được lượng khí trao đổi làm tăng cường thể chất, gia tăng phế hoạt lượng của phổi và tiêu trừ sự ứ huyết trong cơ thể. Y học võ cổ truyền cho rằng thở bụng như một hài nhi là lối thở tự nhiên chưa bị tác động bởi cuộc sống, cách sống, ảnh hưởng tới lượng khí ra vào phổi. Đó là lối thở đúng nhất để hoà hợp với thiên nhiên. Thuật ngữ chuyên môn y võ gọi cách thở này là hiệp khí.

Tập võ là phương pháp vận động toàn thân giúp cho các bộ phận trong cơ thể có dịp hoạt động đều, trong tập luyện lại kết hợp hô hấp với các động tác mang lại lợi ích cao cho tinh thần và thể chất.

- Đề khí: (ngước lên thở). Ở trong tình huống này do động tác từ thấp ngẩng lên cao, dùng phương pháp đề khí, phương pháp này là hóp bụng, mở lồng ngực, cơ bả vai co lại. Thở sâu ngực, để cho khí chuyển từ dưới lên, khí tống đầy nâng trọng tâm cơ thể lên có lợi cho khí di chuyển để thực hiện các động tác bước ngang, nhảy, đá, như động tác song phi, quay đá gió, lộn trên không…

- Trầm khí: Khi thực hiện động tác từ cao xuống thấp, dùng phương pháp trầm khí, phương pháp này là quá trình hô hấp thở bụng cổ điển, thông qua cơ hoành cách, vận động cơ hoành theo làn sóng, làm cho khoang bụng nhu động. Do đó động tác hơi thở có tiếng kêu. Khi thở trầm khí yêu cầu “trầm khí đan điền”, điều này làm cho ngực mở rộng, thành bụng chắc, hạ thấp trọng tâm cơ thể, đạt đến sự ổn định chắc chắn, khổ luyện cứng như đá. Những động tác thấp, chân bước trước sau, động tác ngồi toà sen, v.v… dễ làm phương pháp trầm khí.

- Tụ khí: Khi làm động tác từ cao xuống thấp dùng phương pháp tụ khí. Phương pháp tụ khí là sau khi hít vào giữ khí, đồng thời các động tác tay dùng lực thở đẩy khí toàn thân, đó là hình thức dùng lực trong võ thuật. Chúng không những tăng lực, phát lực mà còn loại trừ được yếm khí xuất hiện, ảnh hưởng không tốt đến hệ tuần hoàn.

- Thác khí: Khi thực hiện động tác tĩnh lực đứng hoặc ngồi cần dùng phương pháp thác khí là khi kết thúc thơ, kiên trì tiếp tục thở chậm, nhanh dần và “nín khí”, thác khí bằng động tác bụng trợ giúp, thác khí tập tư thế đẹp và cơ thể có thần, khoẻ mạnh, khí thế hùng dũng, khi thực hiện yêu cầu thân thể cân bằng yên tĩnh.

Trân trọng!
From: Mai Quốc Vĩnh (Thiên Long Đường - Thân Khỏe - Tâm An)

Mai Quốc Vĩnh
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0931236199
Email: order365day@gmail.com
Website: www.maiquocvinh.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha