Cách luyện khí công đơn giản tại nhà chữa bệnh
I. KHÍ CÔNG LÀ GÌ?
Khí công tức là sử dụng năng lượng từ hỗn khí từ bên ngoài đưa vào bên trong cơ thể để chuyển hóa nó thành “công năng” nhằm phục vụ một nhiệm vụ nào đó của cơ thể.
Thí dụ ta muốn khiêng một vật nặng mà miệng ta mở ra, ta cười nói ta có khiêng được hay không?
Tất nhiên là không được! Mà trước khi khiêng ta còn phải hít một hơi thật sâu rồi ngậm kín miệng lại mà gồng sức khiêng lên, đó là bởi vì sao?
Đó là bởi vì sức lực trong cơ thể của một con người không phải do cơ bắp mang lại! Mà chính là do sự vận dụng hỗn khí từ bên ngoài đưa vào cơ thể.
Chúng ta thấy có người trông ốm yếu nhưng lại vô cùng khỏe mạnh, người có khi chỉ có 40 - 50kg nhưng có khả năng vác được vật nặng 100 - 120kg. Nhưng có người nhìn rất tráng kiện, thân thể to lớn như hộ pháp nhưng sức lực lại rất yếu ớt, có khi thân thể 70 - 80kg nhưng chỉ khiêng nổi một vật chừng 20 - 30kg đã là quá sức chịu đựng của họ rồi!
Như vậy thì sức lực đó đâu phải do cơ bắp mang lại? Mà là do hỗn khí khi ta dồn lại ở đan điền để tạo thành năng lượng chuyển hóa mà tạo nên sức mạnh đó.
Khi ta xem phim Tàu ta thấy họ thường bảo người này, người kia có “nội lực, hay nội công” thâm hậu. Thì cái mà họ gọi là “nội lực, hay nội công” đó chính là sự chuyển hóa hỗn khí trong con người đó đã đạt đến mức thượng thừa!
Thông thường thì mức chuyển hóa đó là không đến 5% năng lượng hỗn khí đó.
Học khí công, chính là học cách chuyển hóa năng lượng của hỗn khí đó thành năng lượng của bản thân ta. Như vậy có thể hiểu nôm na rằng: “Khí Công – tức là sự chuyển hóa từ Hỗn Khí thành Công Năng.
II. CÔNG DỤNG CỦA KHÍ CÔNG
Khí công có rất nhiều công dụng khác nhau, tùy vào mục đích tập luyện của người học, nó có thể tăng cường sức mạnh trong chiến đấu với kẻ thù khi đối kháng, tăng cường sự lưu thông khí huyết trong bát mạch kỳ kinh, tăng cường sự vận động dẻo dai cho các vận động viên, cũng có thể làm chậm lại hoặc ức chế quá trình lão hóa với người cao niên… và nhiều công năng khác nữa…
Nhưng trong phạm vi của tập sách này sẽ chỉ nói đến tác dụng trị bệnh và dưỡng sinh của bộ môn này đối với cơ thể người bệnh.
Nhưng muốn phát huy khả năng tự chữa bệnh của khí công thì người học cần có hai điều kiện tiên quyết.
- Thứ nhất: Tâm phải an định, có khả năng quán tưởng một cách chính xác và liên tục.
- Thứ hai: Sự tập trung, cần mẫn, siêng năng!
Thí dụ người bệnh bị ung thư gan chẳng hạn: Như vậy ung thư tức là biểu thị của sự phát tán các tế bào bị đột biến không tuân theo quy tắc cấu tạo thông thường của nó nữa (tượng trưng cho hỏa khí)! Vì vậy khi sử dụng khí công để chữa bệnh này người bệnh trước tiên phải át chế được hỏa khí! Mà muốn át chế hỏa khí thì tất nhiên phải dụng (thủy khí)!
Như vậy theo nguyên lý này thì sau khi đã tập luyện được sự điều khiển dòng chảy của hỗn khí và chuyển hóa hỗn khí thành năng lượng tùy ý ta sẽ quán đến thủy khí (tức là biến năng lượng hỗn khí thành thủy khí), sau đó dùng tinh thần đưa đến chỗ bị đau, thì thủy khí này sẽ dần dần được hòa trộn vào hỏa khí của căn bệnh, ngày ngày một ít nó sẽ điều hòa hỏa khí của nơi bị bệnh, khi nào đủ mạnh thì các tế bào ung thư nơi đó sẽ ngưng trệ không phát triển tiếp đi nơi khác nữa! Khi đó cơ thể sẽ có thể sản sanh ra các kháng thể tự làm thui chột các tế bào ung thư.
Từ đó bệnh tình sẽ ngày càng được thuyên giảm. Mà không có một loại dược liệu, hóa liệu nào có thể tốt hơn được!
Đó là thí dụ một cách đơn giản để mọi người dễ hình dung về quy trình diễn biến của bệnh, và cách sử dụng khí công hỗn nguyên để trị bệnh cho mình.
Còn khi trị bệnh cho người khác, tức là khi nào ta có thể tùy ý sử dụng khí công bất cứ đâu, bất cứ khi nào ta muốn thì lúc đó mới có thể trợ giúp cho người khác trị bệnh được.
III. PHƯƠNG PHÁP TẬP LUYỆN KHÍ CÔNG
1. Chuẩn bị
- Cần tìm một nơi an tọa được thoải mái, yên tĩnh để tập luyện bộ môn này! Một nắm lá rau tần ô hoặc tía tô, một chai dầu nóng.
2. Cách tập cho người sơ căn (chưa từng tập luyện qua khí công).
- Trước tiên phải dùng viết lông dầu đánh dấu lên thân thể chính mình các huyệt đạo
3. Bước vào giai đoạn tập khí
- Ngồi tọa ngay ngắn theo tư thế bán kiết già, bàn tay có thể thủ ấn như hình hoặc có thể buông xuôi úp mặt xuống đặt hờ trên hai bên đầu gối.
4. Tập hít thở
- Hít thật sâu bằng miệng sao cho khí đầy lồng ngực đến mức không tiếp khí vào được nữa, sau đó dốc sức thở thật mạnh luồng khí đó phụt ra theo đường mũi. Tập luyện như thế chừng 3 phút đầu, (tương ứng với khoảng 10 – 20 lần hít thở như thế để cho phổi có thể căng phồng, các nan khí được làm việc toàn bộ, tàn khí còn lại trong phổi và lồng ngực được đẩy ra theo hơi thở dồn khí này.
5. Tạo hơi nồng trong khí quản
- Ngậm một lá tía tô (hoặc lá tần ô) vào miệng, có người có đủ can đảm còn có thể dùng ớt đỏ, để làm gì? Để tạo hơi nồng trong khí quản, giúp cho khí lưu thông trong khí quản và trong thân thể được dễ dàng hơn cho những người chưa từng tập luyện qua môn này!
6. Tiếp theo đó là hít thật sâu bằng miệng rồi thở ra bằng mũi hai lần
- Đến lần thứ ba thì giữ hỗn khí lại trong lồng ngực, đưa khí lên huyệt Nhân Trung, từ Nhân Trung đưa xuống Thừa Tương, từ Thừa Tương đưa xuống Thiên Đột, rồi vòng ngược lại, từ Thiên Đột – Thừa Tương – Nhân Trung và thở ra.
7. Ban đầu tập luyện chỉ nên tập dần đưa khí tới lui giữa 3 huyệt đạo ấy
- Vì bình sinh dù ta có thể vận dụng một phần hỗn khí đó nhưng mà hỗn khí do không đi đúng các chủ mạch cho nên không thể vận dụng chuyển hóa nó một cách hữu ích được, nay học khí công thì trước hết ta phải học cách vận khí đi từ nơi này đến nơi khác trong thân thể. Tập dần chừng một vài hôm giữa ba huyệt này.
8. Sở dĩ cần chuẩn bị chai dầu nóng là để làm gì?
- Là để cho mọi người thoa vào vị trí các huyệt mà ta tập hôm nay, khi đó hơi nóng của dầu làm cho thần trí ta tập trung hơn về các điểm huyệt đạo đó. Khi đó ta vận khí mới có thể đưa tới đó như ý nguyện được. Còn ngược lại thì khó mà tập luyện cho được, bởi vì ta chưa quen, chưa làm chủ được thần trí trung ương nên không thể điều khí đến đó hoặc có đến hay không cũng không biết nữa, nó tản mát, lan man cho nên cần có việc này để mà tập luyện cho hiệu quả.
- Các sách dạy khí công, thần công này nọ không ai chỉ ta cách thức chi tiết này cả, bởi sách do mấy người đã học khí công thuần thục viết ra, có khi họ lại nghĩ nó đơn giản vậy cần gì nói nữa, nhưng thực sự thì cái sự đơn giản này lại là then chốt của việc tập luyện về sau.
Tập khí công có hại gì không?
- Nếu mình tập khí công mà không đạt, chưa đạt hoặc giữa chừng lại bỏ thì có tác hại hay hậu quả gì không?
- Khác với những môn học khác, với khí công - chúng ta tập được thì tốt, không tập được cũng không hại gì cơ thể cả.
Theo: Mai Quốc Vĩnh (ST)
Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com
Xem thêm