Bệnh Cơ Xương Khớp
Mai Quốc Vĩnh - Thiên Long Đường
- Bảo tồn Hệ Cơ Xương Khớp
- Chăm sóc Hệ Cơ Xương Khớp
- Điều trị bệnh lý Hệ Cơ Xương Khớp
Theo phương pháp Y Học Cổ Truyền
Theo phương pháp Dưỡng Sinh Đông Y
(Tác Động Cột Sống) + (Vật Lý Trị Liệu)
(Bài thuốc Đông Y) + (Khí Công - Dưỡng Sinh - Y Võ)
Các Bệnh Cơ Xương Khớp Thường Gặp
01 - Viên Đau Khớp
02 - Thoát Vị Đĩa Đệm
03 - Thoái Hóa Cột Sống
04 - Thoái Hóa Khớp
05 - Vôi Hóa Cột Sống
06 - Bệnh Gout
07 - Đau Cổ Vai Gáy
08 - Đau Lưng
09 - Đau Dây Thân Kinh Tọa
10 - Gai Xương
11 - Tràn Dịch Khớp
12 - Khô Khớp
Liệu Trình Chăm Sóc - Bảo Tồn - Trị Liệu Cơ Xương Khớp
Tại tỉnh Bình Dương
Bước 01: Thăm khám hệ cơ xương khớp
Bước 02: Xông ngải cứu toàn thân
Bước 03: Xông hồng ngoại toàn thân
Bước 04: Bấm huyệt trị liệu vùng đầu
Bước 05: Bấm huyệt trị liệu cổ vai gáy
Bước 06: Bấm huyệt trị liệu vùng tay
Bước 07: Bấm huyệt trị liệu vùng chân
bước 08: Trị liệu bằng máy lượng tử
bước 09: Trị liệu bằng tác động cột sống
Bước 10: Massage trị liệu cổ vai gáy
Bước 11: Đả thông kinh lạc, nhâm đốc
Bước 12: Bấm huyệt trị liệu vùng lưng
Bước 13: Luyện tập khí công trị liệu
Bước 14: Vật lý trị liệu + đắp thuốc nam
Bước 15: Ngâm chân thảo dược trị liệu
Bước 16: Thưởng thức trà dưỡng sinh
1. Thoái Hóa Khớp
Thoái hóa khớp là bệnh lý xương khớp xảy ra khi phần sụn khớp và xương dưới sụn ở khớp bị tổn thương, dẫn đến các phản ứng viêm và tình trạng tràn dịch khớp. Nguyên nhân phổ biến của thoái hóa khớp là tuổi tác và một số yếu tố khác như di truyền, tình trạng béo phì, chấn thương xảy ra thường xuyên tại khớp, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, các bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, gút hay nhiễm trùng khớp… Người bệnh thoái hóa khớp sẽ xuất hiện những triệu chứng bao gồm:
Khớp bị ảnh hưởng
- Thoái hóa khớp thường ảnh hưởng nhiều đến các khớp chịu lực hoặc hoạt động nhiều của cơ thể như: khớp gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ và các khớp ở bàn tay…
Đau khớp
- Các khớp bị thoái hóa thường xuất hiện những cơn đau khớp âm ỉ (đau gối, cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp bàn tay). Các cơn đau thường gia tăng khi vận động như leo cầu thang, ngồi xổm với khớp gối, cúi ngửa đối với cột sống cổ, cúi lưng, bưng vác đồ đối với cột sống thắt lưng và cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi. Đau có xu hướng nhiều vào ban ngày hơn ban đêm. Trong giai đoạn sớm, người bệnh thường không nhiều, tuy nhiên khi bệnh tiến triển nặng, cơn đau có xu hướng kéo dài với cường độ đau dữ dội hơn.
Cứng khớp
- Triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy. Người bệnh có cảm giác đau, khó cử động các khớp bị thoái hóa. Thời gian các khớp bị cứng thường kéo dài < 30 phút. Sau đó khớp bị thoái hóa sẽ dần dần giảm cứng và cử động bình thường trở lại.
Lạo xạo khi cử động khớp
- Các khớp bị thoái hóa sẽ có hiện tượng giảm chất nhờn trong khớp. Chất nhờn này có nhiệm vụ bôi trơn, giảm ma sát giữa 2 đầu xương khi cử động khớp. Do đó, khớp bị thoái hóa sẽ có hiện tượng lụp khụp, lạo xạo khi cử động khớp, đặc biệt ở vị trí khớp gối khi leo cầu thang hoặc ngồi xổm.
Biến dạng khớp
- Trong giai đoạn muộn của thoái hóa khớp, khi lớp sụn của khớp hầu như không còn sẽ làm cho 2 đầu xương chạm vào nhau khi cử động. Chính điều này làm cho khớp lâu ngày bị biến dạng. Ngoài ra tình trạng biến dạng khớp cũng có thể một phần do hiện tượng teo các cơ xung quanh khớp bị thoái hóa. Biến dạng khớp gối làm cho 2 chân bệnh nhân không được thẳng có thể gây biến dạng chân vòng kiềng hoặc biến dạng chân hình chữ X. Một số biến dạng xương ở bàn tay như các khớp bàn bị lệch trục, xuất hiện các khối nhô lên ở bàn tay đặc biệt ở các ngón tay.
Tầm vận động suy giảm
- Những hoạt động hằng ngày của người bệnh bị hạn chế như khó leo cầu thang, khó ngồi xổm, hạn chế quay cổ ra sau, cúi đầu sát đất…
2. Thoát Vị Đĩa Đệm Cột Sống
Đây là bệnh lý gây ra do tình trạng lớp nhân nhầy ở đĩa đệm tràn ra bên ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh, gây ra bệnh rễ thần kinh. Thoát vị đĩa đệm cột sống xảy ra cả ở người cao tuổi và ở người trẻ tuổi. Những yếu tố nguy cơ của bệnh bao gồm lão hóa, yếu tố sinh hoạt đặc biệt công việc ngồi lâu, bưng vác đồ nặng và tình trạng thừa cân, béo phì. Thoát vị đĩa đệm cột sống thường xảy ra nhất ở vùng đốt sống chịu lực và cử động nhiều, do đó thoát vị thường xảy ra vùng cột sống thắt lưng và vùng cột sống cổ.
Người bệnh thường có triệu chứng đau âm ỉ vùng lưng dưới hoặc vùng cổ, tăng khi vận động đặc biệt các động tác như cúi người, bưng đồ nặng, khi đứng hoặc ngồi lâu hoặc động tác cử động cổ nhiều. Bệnh thường sẽ kèm theo các triệu chứng chèn ép rễ thần kinh như đau lan xuống vùng mông, đùi, bắp chân, thậm chí là lan xuống bàn chân đối với thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng và đau lan xuống vùng vai, cánh tay, cẳng tay, bàn tay đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ.
Ngoài ra người bệnh thường có cảm giác tê bì, châm chích. Tình trạng thoát vị đĩa đệm nặng có thể gây chèn ép tủy sống – một thành phần quan trọng của hệ thần kinh trung ương của con người. Tình trạng chèn ép tủy sống gây ra các triệu chứng nguy hiểm cần phải được phẫu thuật cấp cứu như yếu liệt 2 chân, mất cảm giác 2 chân và rối loạn đi tiểu và đi tiểu. Khi có những dấu hiệu này, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị sớm.
3. Đau Thần Kinh Tọa
Đây là tình trạng cơn đau lan từ vùng mông xuống dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. Những nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm:
Thoát vị đĩa đệm: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khối lồi ra phía sau của đĩa đệm gây chèn ép lên dây thần kinh tọa, khiến người bệnh đau nhức.
Thoái hóa cột sống thắt lưng: Tình trạng thoái hóa làm hình thành gai xương, xâm lấn vào lỗ liên hợp cột sống. Đây là vị trí dây thần kinh tọa đi ra khỏi cột sống. Gai xương đủ lớn có thể tác động đến dây thần kinh tọa, gây đau. Một số trường hợp thoái hóa làm hẹp ống sống cũng có thể gây đau.
Trượt đốt sống: Tình trạng trượt đốt sống làm hẹp lỗ liên hợp cột sống, tác động đến thần kinh tọa, khiến người bệnh đau nhức.
Một số nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa là chấn thương, viêm.
4. Viêm Khớp Dạng Thấp
Viêm khớp dạng thấp là một bệnh xương khớp viêm nhiều khớp và có thể ảnh hưởng lên các cơ quan ngoài khớp. Bệnh thường xảy ra ở nữ giới hơn nam giới và độ tuổi thường mắc bệnh là tuổi trung niên. Triệu chứng bệnh thường gặp nhất là sưng, nóng, đau và hạn chế vận động các khớp ở bàn tay, thường đối xứng 2 bên. Người bệnh đau liên tục ban ngày lẫn ban đêm.
Ngoài ra, người bệnh thường có cứng khớp buổi sáng với thời gian kéo dài > 30 phút. Khi bệnh kéo dài và tiến triển nặng, người bệnh sẽ bị biến dạng khớp ở bàn tay điển hình trong viêm khớp dạng thấp làm người bệnh hạn chế vận động và sinh hoạt, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, trong giai đoạn trễ, viêm khớp dạng thấp có thể biểu hiện những triệu chứng ngoài khớp như xuất hiện các nốt dưới da, khô mắt, khô miệng, ảnh hưởng lên tim, phổi…và có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
5. Bệnh Gout
Bệnh gout xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong cơ thể, từ đó làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Axit uric được hình thành trong cơ thể, được đào thải qua nước tiểu và phân. Có nhiều nguyên nhân gây tăng axit uric trong máu như ăn quá nhiều thực phẩm có chứa purin (nội tạng động vật, thịt bò, thịt dê, thịt cừu, hải sản…), giảm thải axit uric ra khỏi cơ thể (suy thận, rối loạn di truyền…). Khi nồng độ axit uric trong nước tiểu tăng cao và kéo dài, sẽ dẫn đến hình thành và lắng đọng của tinh thể urat ở các cơ quan khác nhau trong cơ thể như khớp, da, tim, thận…
Các tinh thể urat lắng đọng tại khớp gây ra các đợt viêm khớp đột ngột với biểu hiện sưng, nóng, đỏ và đau dữ dội các khớp trong vài ngày sau đó tự khỏi. Các khớp thường bị ảnh hưởng trong bệnh gout là khớp bàn ngón chân, khớp cổ chân hay khớp gối. Khi bệnh tiến triển, các cơn đau sẽ thường xuyên hơn, kéo dài hơn, ảnh hưởng nhiều khớp khác như khớp ở bàn tay, khớp khủy tay, khớp vai…Nếu không được điều trị đúng, bệnh gout sẽ để lại nhiều hậu quả nặng nề như biến dạng và phá hủy các khớp gây tàn phế, gây tình trạng suy tim và suy thận.
6. Viêm Điểm Bám Gân
Viêm gân và viêm điểm bám gân là bệnh lý thường gặp trong bệnh cơ xương khớp. Có rất nhiều gân trong cơ thể con người và chúng đều có thể bị viêm. Tuy nhiên, một số gân và điểm bám gân được ghi nhận hay xảy ra viêm trong thực hành lâm sàng như viêm cân gan chân (viêm gân ở lòng bàn chân), viêm gân gót, viêm gân cơ chân ngỗng (gân cơ phía dưới gối), viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài và lồi cầu trong xương cánh tay, viêm gân cơ chóp xoay…
Tùy thuộc vào mỗi vị trí bị ảnh hưởng sẽ đau và hạn chế vận động ở những vị trí khác nhau như đau vùng gót chân, đau vùng gối, đau vùng cánh tay, đau vùng vai…Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý viêm gân và viêm điểm bám gân như tình trạng lặp đi lặp lại các động tác khiến gân phải làm việc quá mức hay tình trạng viêm trong máu ảnh hưởng đến các gân (các bệnh lý viêm hệ thống như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống…).
7. Loãng Xương
Loãng xương là tình trạng xảy ra do giảm khối lượng và chất lượng của xương, làm giảm mật độ xương và tăng nguy cơ gãy xương dù chỉ với chấn thương nhẹ. Tình trạng loãng xương thường xảy ra ở người lớn tuổi, phụ nữ sau mãn kinh, những người suy dinh dưỡng, sử dụng corticoid kéo dài… Bệnh có thể diễn biến âm thầm, không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng. Người bệnh thường chỉ phát hiện bệnh khi có biến chứng như gãy xương hoặc biến dạng vùng cột sống (gù, vẹo, giảm chiều cao).
Gãy xương là biến chứng nguy hiểm nhất của loãng xương và nguy cơ càng gia tăng khi tình trạng loãng xương càng nặng. Bệnh nhân loãng xương thường gây gãy xẹp các đốt sống chịu lực của cơ thể như đốt sống L1, T12 hoặc gãy cổ xương đùi, có thể xảy ra đột ngột hoặc từ từ sau một chấn thương nhẹ như té ngồi từ trên ghế, võng hoặc thậm chí xảy ra khi không có chấn thương. Gãy xương do loãng xương có thể gây ra tình trạng chèn ép tủy sống làm bệnh nhân bị yếu liệt, mất cảm giảm 2 chân, rối loạn đi tiêu, đi tiểu và cần nhập viện cấp cứu.
8. Bệnh Cơ Xương Khớp Do Chấn Thương
Tai nạn trong luyện tập thể dục thể thao, vận động, di chuyển hằng ngày có thể tác động tới hệ cơ xương khớp, gây đau nhức. Chấn thương có thể gây biểu hiện nhẹ như đau không đặc hiệu do căng cơ đến những biểu hiện nghiêm trọng như dập cơ, bong gân hoặc đứt gân, đứt dây chằng hoặc gãy xương.
Gãy xương do chấn thương có thể gây nguy hiểm đến tính mạng như tổn thương mạch máu làm mất máu nhiều hoặc chèn ép tủy sống…Những trường hợp này cần phải nhập viện và can thiệp điều trị tích cực.
Ngoài ra, bong gân cũng có thể gây đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra sau một tác động mạnh nhưng không gây trật khớp hay gãy xương. Bong gân dễ dẫn tới giãn dây chằng hay rách dây chằng, thường xảy ra do vận động quá sức hay sai tư thế khi sinh hoạt, làm việc, chơi thể thao…
Lời khuyên phòng ngừa bệnh Cơ Xương Khớp
Phần lớn các bệnh cơ xương khớp rất khó điều trị dứt điểm, thậm chí có thể phải can thiệp phẫu thuật. Vì thế, bạn nên có biện pháp phòng ngừa như:
Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả.
Chế độ vận động: Phần lớn người thừa cân, béo phì, ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp. Mỗi ngày, bạn nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ… để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp.
Chế độ sinh hoạt và làm việc: Bạn cần thay đổi liên tục tư thế, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Kiểm soát tốt cân nặng: Vì lực đè nặng lên khớp nên tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp. Bạn nên phải điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.
Các Phương Pháp Điều Trị Theo Y Học Cổ Truyền
1. Phương Pháp Châm Cứu:
- Châm cứu là dùng kim châm vào huyệt đạo trên cơ thể, dùng để giảm đau và chữa bệnh. Châm cứu về bản chất là hiện tượng giải phóng các nguồn năng lượng của cơ thể bằng cách kích thích vào các huyệt đạo trên 14 đường kinh mạch. Châm cứu giải phóng hoocmôn endophin, một loại hoocmôn được xem như thuốc giảm đau tự nhiên, làm tăng lưu lượng máu, làm giãn cơ, mền khớp...
2. Phương Pháp Xoa Bóp - Bấm Huyệt:
- Xoa bóp, bấm huyệt là một kích thích cơ học, trực tiếp tác động vào da thịt, thần kinh, mạch máu và các cơ quan cảm thụ gây nên những thay đổi về thần kinh, thể dịch, nội tiết, qua đó nâng cao năng lực hoạt động của hệ thần kinh. Đây là hai phương pháp thường được Đông y dùng phối hợp nhuần nhuyễn trong phòng và chữa bệnh, nâng cao sức khỏe.
3. Điều Trị Bằng Máy Kéo Giãn Cột Sống:
- Hội chứng đau cột sống cổ, cột sống thắt lưng thường gặp trên lâm sàng và do nhiều nguyên nhân khác nhau. Người bệnh đau cột sống cổ và thắt lưng chủ yếu được điều trị theo phương pháp nội khoa (90%), chỉ 10% có chỉ định phẫu thuật.
Phương pháp kéo giãn điều trị hội chứng đau cột sống cổ bằng máy kéo giãn có lập trình vi tính đã chứng minh được hiệu quả điều trị trong thực tế.
4. Thủy Châm Điều Trị:
- Thủy châm (hay tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh kết hợp Đông - Tây y phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc của YHCT với tác dụng chữa bệnh của thuốc tiêm. Có những loại thuốc tiêm có tác dụng toàn thân, có những loại thuốc chỉ có tác dụng tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
5. Phương Pháp Ngâm Thuốc, Xông Hơi Thuốc Y Học Cổ Truyền:
- Ngâm thuốc và xông hơi là hai phương pháp nằm trong phép chữa ngoài của đông y, thường dùng các thuốc có tinh dầu tác dụng khu phong, tán hàn, trừ thấp, hoạt huyết, tiêu viêm, lưu thông kinh lạc…tác động lên bộ phận phía ngoài cơ thể như da, niêm mạc, gân cơ để chữa bệnh.
- Ngâm thuốc và xông hơi có tác dụng kích thích hệ tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh, tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng chuyển hoá, chống viêm, chống stress và điều hoà cơ thể. Đặc biệt ngâm thuốc giải phóng cho cơ thể khỏi những cơn đau do co gân cơ, cứng khớp.
Ngâm thuốc y học cổ truyền
6. Điều Trị Bằng Tia Hồng Ngoại:
- Hồng ngoại nguồn nhân tạo do (các loại đèn hồng ngoại phát ra có công suất khác nhau. Tác dụng chủ yếu là nhiệt nóng. Thường được chỉ định để: Giảm đau, giãn cơ, tăng cường lưu thông máu, ngoại vi; Chống viêm: mạn tính; Sưởi ấm.
7. Điều Trị Bằng Laser Châm:
- Là một phương pháp châm cứu đặc biệt, sự kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. Việc sử dụng ánh sáng đơn sắc phát ra từ một thiết bị laser công suất thấp (<=250 milliwatt) chiếu vào các huyệt trên hệ thống kinh lạc giúp cơ thể lập lại thăng bằng âm - dương nhằm mục đích điều trị và phòng bệnh. Đặt biệt là không gây đau, không có nguy cơ nhiểm khuẩn.
8. Cấy Chỉ
- Là một phương pháp được kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại. Đặt một đoạn chỉ catgut vào huyệt vị thích ứng với bệnh tật, gây kích thích liên tục ở kinh huyệt để chữa bệnh.
9. Phương Pháp Dùng Thuốc Y Học Cổ Truyền
Thể phong hàn
- Phép điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông lạc.
- Điều trị: Dùng bài thuốc Thận trước thang gia giảm
Thể phong thấp nhiệt
- Phép điều trị: Khu phong, thanh nhiệt giải độc, lợi niệu trừ thấp, hành khí hoạt huyết.
- Điều trị: Dùng bài Bạch hổ thang gia giảm
Thể huyết ứ
- Phép điều trị: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí chỉ thống.
- Điều trị: Dùng bài thuốc Đào hồng tứ vật gia giảm or bài Thân thống trục ứ thang
Thể phong hàn thấp
- Phép điều trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, hành khí hoạt huyết, bổ can thận.
- Điều trị: Dùng bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang.
Thông Tin Liên Hệ
Mai Quốc Vĩnh - Thiên Long Đường
Website: www.maiquocvinh.com