Những kiến thức cần thiết khi luyện khí công và nội khí

Có 3 dạng luyện tập gồm: Dạng tự luyện, dạng song luyện, dạng trợ luyện. Lẽ dĩ nhiên tự luyện khó hơn song luyện và càng khó hơn trợ luyện. Bởi tìm người cùng luyện với mình là khó, và tìm được người thầy xứng đáng lại là rất khó trong lĩnh vực Khí công. Một vấn để không thể không nói đến là sự luyện tập theo môn phái. Ngày nay môn phái riêng biệt về Khí công hầu như không có, còn trong các môn phái võ thuật thì phần khí công rất ít và chưa thật đúng. Tất nhiên điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không có, mà các môn phái Khí công còn sót lại cho đến ngày nay vẫn còn bí truyền.

I. TẠNG - VỊ TRÍ CÁC TẠNG - ĐƯỜNG KINH TẠNG

1/ Tạng Phế:
Kinh Phế khởi đi từ trung tiêu ở huyệt Trung quản (Nh 12) xuống Đại trường, ngược lên Vị, qua cách mô vào Phế, theo khí quản, thanh quản lên họng hầu rồi rẽ ngang vào nách, và ở đây Phế khí xuất ra ở huyệt Trung phủ, chạy vòng xuống mặt trước ngoài cánh tay đến tận ngón tay cái tại huyệt Thiếu thương đầu ngón tay cái.

Kinh thủ Thái âm Phế mà tuyệt thì sẽ làm mất Phế khí, da lông không được nuôi dưỡng vì thiếu tân dịch. Da và lông sẽ bị tổn thương làm cho da khô, lông gãy rụng. Lông mày mà rụng là báo hiệu da lông đang chết trước
Khí Phế vượng vào giờ Dần (3-5g) – Hư vào giờ Mão (5-7g) – Suy vào giờ Thân (15-17g).
Nhiều Khí, ít Huyết.
Ấn đau huyệt Trung phủ (Mộ huyệt) và Phế du (Bối du huyệt)
Tương sinh:
- Phế Kim sinh Thận Thủy (Sinh xuất)
- Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Sinh nhập)
Tương khắc:
- Phế Kim khắc Can Mộc (khắc xuất)
- Tâm Hỏa khắc Phế Kim (khắc nhập)
Phế là tạng nằm ở bên trong lồng ngực, Phế chủ về hô hấp và thông với da lông..

Phế chủ da lông, phế vượng thì da dẻ hồng hào chống được ngoại tà xâm nhập, phế suy thì lỗ chân lông mở rộng nên ngoại tà dễ xâm nhập.
Phế có tính táo, hành Kim, sắc khí màu trắng, vị khí cay, mùi khí tanh, dịch thoát là nước mũi.
Phế khai khiếu ra ở mũi cho nên bệnh phế hay biểu hiện ở mũi họng.
Tạng Phế có quan hệ biểu lý với phủ Đại trường (ruột già).
Phế tàng Phách
Phế khí sinh ra khi Chân khí đi vào tạng phế.

Phế khí hoạt hóa chủ yếu trong Phế kinh và Đại trường kinh, hai mạch này khép kín tạo thành vòng cho phế khí. Phế khí phát động cơ năng và chức năng của phế, sinh ra dưỡng khí và làm chủ hệ da lông.

Phế chủ khí của toàn thân, nó có nhiệm vụ kiểm tra toàn bộ khí, thanh lọc Dinh khí do ẩm thực đem lại và xuất khí xấu ra theo đường thở hoặc qua bề mặt da.

Phế chủ khí, khí là soái của huyết - huyết là mẹ của khí, khí là cơ sở vật chất - huyết là công năng. Khí huyết có lưu thông thì cơ thể mới khỏe mạnh.

Ghi nhớ:
- Phế chủ về khí trong toàn thân. Phế chủ bì mao.
- Phế khí sinh ra, khi Chân khí đi vào Phế.
- Phế là tạng có 2 lá nằm ở trong lồng ngực.
- Kinh Phế đi ra ở huyệt Thiếu thương đầu ngón tay cái.
- Phế khai khiếu ra mũi. Tạng Phế quan hệ biểu lý với Phủ Đại tràng.
- Phế tàng PHÁCH.

2/ Tạng Tỳ:
Kinh Tỳ khởi lên từ huyệt Ẩn bạch góc ngoài móng chân ngón cái, theo bờ trong ngón cái và lằn da gan chân – mu chân, lên mặt trong của chân…để đến tạng Tỳ, liên lạc với Vị, đi dọc theo hai bên thanh quản, nối với cuống lưỡi, tản ra dưới lưỡi. Một nhánh tách biệt từ Vị, qua cơ hoành vào Tâm.

Kinh túc Thái âm Tỳ mà tuyệt thì nó làm mất Tỳ khí, biểu hiện ra ở miệng môi. Tỳ chủ về cơ nhục nên màu sắc ở miệng môi biểu thị cho thịt tươi hay khô.

Khí Tỳ vượng vào giờ Tỵ (9 – 11g). Hư giờ Ngọ (11 – 13g). Suy giờ Hợi (21- 23g).
Nhiều Khí, ít huyết.
Ấn đau huyệt Chương môn (C 13) và Tỳ du (Bq 20 – Bối du Huyệt).
Tương sinh:
- Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Sinh xuất)
- Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ (Sinh nhập)
Tương khắc:
- Tỳ Thổ khắc Thận Thủy (Khắc xuất)

Kinh Tỳ khởi lên từ huyệt Ẩn bạch góc ngoài móng chân ngón cái, theo bờ trong ngón cái và lằn da gan chân – mu chân, lên mặt trong của chân…để đến tạng Tỳ, liên lạc với Vị... đi dọc theo hai bên thanh quản, nối với cuống lưỡi, tản ra dưới lưỡi. Một nhánh tách biệt từ Vị, qua cơ hoành vào Tâm.
Kinh túc Thái âm Tỳ mà tuyệt thì nó làm mất Tỳ khí, biểu hiện ra ở miệng môi. Tỳ chủ về cơ nhục nên màu sắc ở miệng môi biểu thị cho thịt tươi hay khô.

Khí Tỳ vượng vào giờ Tỵ (9 – 11 g). Hư giờ Ngọ (11 – 13g). Suy giờ Hợi (21- 23g).
Nhiều Khí, ít huyết.
Ấn đau huyệt Chương môn (C 13) và Tỳ du (Bq 20 – Bối du Huyệt).
Tương sinh:
- Tỳ Thổ sinh Phế Kim (Sinh xuất)
- Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ (Sinh nhập)
Tương khắc:
- Tỳ Thổ khắc Thận Thủy (Khắc xuất)

Tỳ nằm ở hạ sườn bên trái, nó là một trong những bộ phận quan trọng của kho tàng thủy cốc, là chỗ sản sinh ra Dinh khí. Tỳ chủ về một loại khí hậu thiên là thứ khí sinh ra từ thủy cốc (đồ ăn thức uống).

Tỳ thống nhiếp huyết, Tỳ là nguồn sinh ra huyết.
Tỳ khí có tính thấp, hành Thổ, có sắc khí màu vàng, có vị khí ngọt, mùi thơm, dịch thoát là nước bọt. Tỳ biểu hiện ra môi miệng cho nên nhìn sắc môi miệng sẽ biết được Tỳ đang hoạt động như thế nào.

Tạng Tỳ có quan hệ biểu lý với phủ Vị. Tỳ tàng Vía
Tỳ khí có hướng đi lên khi thở ra. Tỳ khí vượng làm cho người ta ăn thấy ngon và chóng đói, Tỳ khí suy thì ăn không thấy ngon và người gầy yếu mệt mỏi. Ăn no quá thì làm tổn thương đến Tỳ.
Tỳ khí sinh ra khi Chân khí đi vào tạng tỳ, tỳ khí hoạt hóa chủ yếu ở Tỳ kinh và Vị kinh, hai mạch này khép kín thành vòng cho Tỳ khí. Tỳ khí phát động cơ năng và chức năng của tạng Tỳ để sinh ra dịch vị và làm chủ hệ cơ nhục.
Ghi nhớ:
- Tỳ chủ về khí hậu thiên, là thứ khí sinh ra từ đồ ăn thức uống. Tỳ chủ tiêu hóa.
- Tỳ khí sinh ra khi Chân khí đi vào Tỳ.
- Tỳ là tạng nằm ở hạ sườn bên trái.
- Kinh Tỳ đi ra ở huyệt Ẩn bạch đầu ngón chân cái.
- Tỳ khai khiếu ra môi miệng. Tạng Tỳ quan hệ biểu lý với Phủ Vị.
- Tỳ tàng Vía

3/ Tạng Tâm:
Kinh Tâm bắt đầu từ Thượng tiêu…huyệt Cực tuyền đi ra đầu ngón tay út huyệt Thiếu xung.
Kinh thủ Thiếu âm Tâm mà tuyệt nó sẽ làm mất Tâm khí, huyết mạch không thông, dịch huyết không lưu hành khắp cơ thể, làm cho sắc da mất tươi nhuận.

Tâm chủ hệ huyết có tính Hỏa, hành hỏa, có sắc khí màu đỏ, có vị khí đắng, mùi khét, dịch thoát là mồ hôi.
Tâm khai khiếu ra lưỡi, lấy cửa ngõ ở mặt, chính vì vậy nét mặt sẽ phản ánh tình trạng của Tâm.
Khí Tâm vượng vào giờ Ngọ (11-13g), Hư vào giờ Mùi (13-15g), Suy vào giờ Tý (23-1g).
Khí Nhiều, Huyết ít.
Ấn đau huyệt Cự khuyết (Nh 14) và Tâm du (Bq 15 - Bối du huyệt)
Tương sinh:
- Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Sinh nhập)
- Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ (Sinh xuất)
Tương khắc:
- Tâm Hỏa khắc Phế Kim (Khắc xuất)

Tâm nằm trong lồng ngực có Tâm bào bảo vệ.
Tâm chủ huyết mạch,nó có tác dụng chỉ đạo và cộng đồng với huyết mạch để đưa huyết đi nuôi cơ thể.

Tâm tàng Thần tức là tâm chủ về các hoạt động của tinh thần, hay còn nói “tâm chủ thần minh”. Tâm chi phối thất tình bởi vậy mới có câu tâm sắt đá, tâm cởi mở, tâm ác, tâm thiện.

Điều Tâm chính là làm dịu Thất tình, điều Tâm tốt xẽ xóa bỏ được tạp niệm. Khi bình được tâm sẽ tạo nên nụ cười ở bên trong. Trong cuộc sống và đặc biệt là trong luyện tập khí công phải cố gắng bình được tâm mà trước hết là phải giữ cho nét mặt thật thanh thản.

Tâm khí được sinh ra khi chân khí đi vào tạng tâm. Tâm khí hoạt hóa chủ yếu ở Tâm kinh và Tiểu trường kinh, hai mạch này khép kín thành vòng cho Tâm khí. Tâm khí phát động cơ năng và chức năng của tạng tâm, để sinh chân hỏa cho huyết và làm chủ hệ mạch.
Phủ có quan hệ biểu lý với tạng Tâm là phủ Tiểu trường.
Ghi nhớ:
- Tâm chủ về huyết mạch, Tâm chủ các hoạt động tinh thần.
- Tâm khí sinh ra khi Chân khí đi vào Tâm.
- Tâm là tạng nằm trong lồng ngực, hơi lệch về bên trái bên trái.
- Kinh Tâm đi ra ở mép ngoài ngón tay út, huyệt Thiếu xung
- Tâm khai khiếu ra lưỡi. Tạng Tâm quan hệ biểu lý với Phủ Tiểu trường.
- Tâm tàng THẦN

4/ Tạng Thận
Khởi đầu từ dưới ngón chân út, chạy vào lòng bàn chân, xuất ra nơi chỗ lõm dưới mấu xương thuyền, theo phía sau mắt cá trong, đến gót chân. Từ đó chạy lên phía bờ trong cẳng chân, ra mép trong nhượng chân, lên bờ sau trong đùi, thông qua cột sống vào liên hệ với Thận và Bàng quang.

Một nhánh khác từ Thận chạy đến Can, qua cơ hoành nhập vào giữa Phế, rồi đi dọc theo cuống họng để đến tận cuống lưỡi. Một nhánh tản ra giữa ngực, nhập vào Tâm và liên hệ với Tâm bào lạc.
Nhánh chính từ Thận nổi lên ở bờ trên xương mu, đi thẳng lên bụng, cách đường giữa thân 0,5 thốn, kết ở gian sườn 1.
Khí Thận vượng vào giờ Dậu (17 – 19g), Hư vào giờ Tuất (19 – 21g), Suy vào giờ Mão (5 – 7g).
Nhiều Khí, ít Huyết.
Tương sinh:
- Thận Thủy sinh Can Mộc (Sinh xuất)
- Thận Thủy khắc Tâm Hỏa (Khắc xuất)
Kinh túc thiếu âm Thận mà tuyệt thì sẽ làm mất Thận khí, xương không được sưởi ấm nữa nên xương khô. Xương không được Thận khí ôn dưỡng nên thịt không gắn chặt vào xương (Cốt nhục bất kết) làm cho bắp thịt mềm nhũn.

Thận chủ tiên thiên, Tiên thiên khí là thứ khí do tinh huyết cả cha mẹ kết hợp lại mà thành,nó có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng.
Thận chủ tàng tinh, tinh khí của các tạng phủ do ăn uống mà có. Khi ăn uống vào do có hệ tiêu hóa hoạt động mà chất dinh dưỡng được tàng tích ở lục phủ ngũ tạng, phần dư thừa sẽ được tàng tích ở thận lúc cần thiết sẽ cung cấp đi.

Thận khí sinh ra khi Chân khí đi vào Thận. Thận khí hoạt hóa chủ yếu ở Thận kinh và Bàng quang kinh, hai mạch này khép kín thành vòng cho Thận khí.

Khí Thận có tính Hàn (lạnh), màu đen, giờ Dậu (5-7 giờ tối) thì vượng, giờ Măo (5-7giờ sáng) thì suy, Thận chủ về Bài tiết và Cốt tủy, khai khiếu ra ở Tai.
Thận tàng Tinh và Trí (an thể).Tạng Thận có quan hệ biểu lý với phủ Bàng quang.

Thận chủ tiên thiên, Tiên thiên khí là thứ khí do tinh huyết cả cha mẹ kết hợp lại mà thành, nó có tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng.
Thận chủ tàng tinh, tinh khí của các tạng phủ do ăn uống mà có. Khi ăn uống vào do có hệ tiêu hóa hoạt động mà chất dinh dưỡng được tàng tích ở lục phủ ngũ tạng, phần dư thừa sẽ được tàng tích ở thận lúc cần thiết sẽ cung cấp đi.

Thận là tạng nằm ở phía lưng sát cột sống, thẳng từ rốn sang.Thận là chỗ tiềm tàng của sự sinh trưởng là nơi ẩn nấp của chân dương, là gốc của sự bế tàng,là chỗ trữ tàng tinh khí của ngũ tạng lục phủ. Thận quyết định thể tạng và thần kinh của con người.

Ghi nhớ:
- Thận chủ về khí tiên thiên, là thứ khí có từ tinh Cha huyết Mẹ. Thận chủ tàng tinh…Thận chủ bài tiết. Thận chủ xương khớp.
- Thận khí sinh ra khi Chân khí đi vào Thận.
- Thận là tạng có 2 quả nằm ở phía lưng gần sát cột sống, thẳng từ rốn sang.
- Kinh Thận đi ra ở lòng bàn chân, huyệt Dũng tuyền.
- Thận khai khiếu ra tai. Tạng Thận quan hệ biểu lý với Phủ Bàng quang.
- Thận tàng "THỂ", Thận quyết định thể tạng của con người.

Tạng Tâm Bào

Bắt đầu từ Thượng tiêu (Tâm bào lạc) huyệt Thiên trì (1) …đi ra đầu ngón tay giữa,huyệt Trung xung (9)
Tính Thử (nóng ấm), màu đỏ tím, Tâm bào chủ về Thân nhiệt.
Khí Tâm bào vượng vào giờ Tuất (19-21g), Hư vào giờ Hợi (21-23g), Suy vào giờ Thìn (7-9g).
Nhiều Huyết, ít Khí.
Tương sinh:
- Tâm bào Hỏa sinh Tỳ Thổ (Sinh xuất)
Tương khắc:
- Tâm bào Hỏa khắc Phế Kim (Khắc xuất)

Tâm bào là màng bao tim. Khi tâm khí ngấm ra ngoài mà chân hỏa hóa thực nhiệt lúc đó sẽ tạo ra nhiệt tâm khí. Nhiệt tâm khí hoạt hóa trong vòng Tâm bào kinh, nhiệt tâm khí có nhiệm vụ sinh nhiệt cho cơ thể và nội tạng. Nhiệt tâm khí còn có chức năng di nhiệt hỏa xuống để “đốt Tinh-sinh Khí” đồng thời ngấu nhừ thủy cốc ở hệ tràng vị.

5/ Tạng Can (Gan)
Kinh Can khởi lên ở góc ngoài móng chân ngón cái tại Huyệt Đại đôn, đi dọc theo mu bàn chân đến trước mắt cá trong và lên trên mắt cá trong 8 thốn thì bắt chéo sau kinh Tỳ, đến đầu trong lằn nhượng chân, nhập vào xương mu, vòng quanh bộ phận sinh dục rồi lên đầu sườn cụt, liên lạc với Can – Đởm, qua cơ hoành, phân nhánh vào ngực, đi lên họng và hiện ra ở mặt để liên hệ với Mục hệ, đến đầu hội với Đốc mạch. Một nhánh đi từ Can qua cơ hoành vào Phế. Từ Mục hệ phân một nhánh xuống má vòng vào trong môi.
Khí Can vượng vào giờ Sửu (1-3g) – Hư vào giờ Dần (3-5g) – Suy vào giờ Mùi (13-15g).
Huyết nhiều, Khí ít.
Ấn đau huyệt Kỳ môn (C 13) và Can du (Bq 18).
Tương sinh:
- Can Mộc sinh Tâm Hỏa (Sinh xuất)
- Thận Thủy sinh Can Mộc (Sinh nhập)
Tương khắc:
- Can Mộc khắc Tỳ Thổ (Khắc xuất)
- Phế Kim khắc Can Mộc (Khắc nhập)

Kinh túc Quyết âm Can mà tuyệt sẽ làm mất Can khí, gân mạch sẽ bị co thu lại. Vì kinh túc Quyết âm Can liên quan đến hệ Gân, phần nhiều hội tụ ở phần âm bộ và vùng cuống lưỡi.
Tính Phong (phong động, lan truyền gió), màu xanh.
Gan chủ về Mật và Gân, khai khiếu ra ở mắt.
Khi Can khí tuyệt sẽ làm cho lưỡi thụt vào, hòn dái thun lên, nó báo hiệu rằng Gân đã chết trước ở bên trong.

Gan nằm ở hạ sườn bên phải, nó trông coi sự phân bố dương khí của toàn thân. Gan thuộc Mộc tương ứng với khí sinh phát của mùa Xuân. Tính can đảm hay nhút nhát là do Gan quyết định.
Gan chủ sơ tiết. Gan có nhiệm vụ khơi thông giúp cho sự vận hành khí huyết các tạng phủ dễ dàng thông suốt, thăng giáng được điều hòa. Gan còn có chức năng thanh lọc các độc tố trong cơ thể.
Gan tàng huyết, Gan là kho dự trữ máu và điều tiết lượng máu trong toàn cơ thể. Khi cơ thể đang hoạt động cần một lượng máu lớn thì máu được dẫn lưu trong khắp cơ thể, khi ta nghỉ ngơi nhất là khi ngủ cơ thể cần sử dụng ít máu hơn,phần máu dư tạm thời đó sẽ đi vào gan để cất giữ ở gan. Với chức năng điều tiết máu gan cũng sẽ điều hòa luôn khí trong toàn cơ thể.Nếu gan khí bình thường thì khí huyết được điều hòa, cơ thể cảm thấy thoải mái.
 
Nếu Can khí bị uất kết sẽ làm cho tinh thần người ta căng thẳng dễ sinh cáu gắt hoặc mệt mỏi buồn rầu.Khí gan vượng sẽ làm tâm sinh hỏa (can mộc sinh tâm hỏa) và khí nóng bốc lên đầu gây đau đầu khó chịu. Trong khí công nếu ta luôn thanh gan tốt giữ cho khí gan được quân bình thì không những làm cho con người luôn thoải mái vui vẻ mà nó còn có tác dụng thúc đẩy việc tiêu hóa có hiệu quả.

Gân cơ khớp là những bộ phận phụ trách vận động của cơ thể.Nếu huyết ở gan được đầy đủ thì gân được nuôi dưỡng tốt giúp cho việc vận động được linh hoạt. Nếu gân yếu thì chân tay dễ bị co quắp, khi vận động sẽ rất nhanh mỏi mệt. Móng tay móng chân là phần cuối của gân, nhìn hình dáng màu sắc của móng tay móng chân ta biết được tình trạng của gân và từ đó biết được tình trạng của Gan.
Can khí sinh ra khi Chân khí đi vào tạng Gan, gan khí hoạt hóa chủ yếu ở Can kinh và Đởm kinh, hai mạch này khép kín thành vòng cho Can khí. Can khí phát động cơ năng và chức năng của tạng gan để sinh tân dịch và làm chủ hệ gân. Gan dịch còn gọi là cân dịch, nó giúp cho hoạt động của toàn bộ hệ thống gân được dẻo dai săn chắc. Cân dịch bị rối loạn sẽ làm cho toàn bộ hệ gân bị rối loạn. Trong cơ thể con người song song với hệ Kinh lạc là hệ Kinh cân. Sự hoạt động của hệ Kinh cân sẽ ảnh hưởng rất lớn tới hệ Kinh lạc (hay còn gọi là hệ Kinh khí ). Hệ kinh cân hoạt động tốt sẽ làm cho hệ kinh khí hoạt động thông suốt.

Gan chủ hệ Cân, khí có tính phong, hành Mộc, có sắc khí màu xanh, có vị khí chua, mùi hôi, dịch thoát là nước mắt. Gan khai khiếu ra mắt vinh nhuận ra móng tay móng châ. Bệnh của Gan biểu hiện ra mắt, khi gan sơ tiết kém, gan huyết không đủ dẫn đến mắt vàng, khô sáp. Khí Can quá vượng làm cho mắt đỏ lên đó là biểu hiện của nộ khí hoặc huyết áp cao. Can tàng hồn.

Tạng can có quan hệ biểu lý với phủ Đởm.
Ghi nhớ:
- Can chủ về sơ tiết…Can chủ về thanh lọc độc tố. Can chủ hệ Gân .
- Can khí sinh ra khi Chân khí đi vào Can.
- Can là tạng nằm ở hạ sườn bên phải.
- Kinh Can đi ra ở huyệt Đại đôn, góc ngoài móng chân ngón cái.
- Can khai khiếu ra mắt. Tạng Can quan hệ biểu lý với Phủ Đởm.
- Can tàng HỒN.

II. PHỦ - VỊ TRÍ CÁC PHỦ - ĐƯỜNG KINH PHỦ

1/. PHỦ ĐẠI TRƯỜNG (RUỘT GIÀ)

Đường vận hành của Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường

Khởi đầu từ bờ ngoài chân móng ngón tay trỏ (Huyệt Thương Dương), đi dọc theo mép trên của ngón tay, qua hố lào giải phẫu, đến nếp gấp bờ ngoài khuỷu tay, chạy dọc theo mé trước - ngoài cánh tay, đến đầu trên cánh tay, chỗ hõm khớp vai, ra bờ sau vai, giao với kinh Tiểu trường ở huyệt Bỉnh phong, hội với Đốc mạch ở Đại chùy và đi sâu vào trong hõm xương đòn, từ đây phân ra 2 nhánh: + Một nhánh lặn vào Phế, qua cơ hoành để vào Đại trường; + Một nhánh từ hố xương đòn, lên cổ, hàm, đi vào giữa hàm răng dưới, vòng quanh mép miệng giao nhau ở Nhân trung đến cánh mũi phía bên đối diện.

Nhiều Khí nhiều Huyết.
Vượng giờ Mão (5-7g), Hư giờ Thìn (7-9g) – Suy giờ Dậu (17-19g).

Phủ Đại trường có quan hệ Biểu – Lý với Tạng Phế. Tác động để điều chỉnh rối loạn của Phế và Đại trường (theo nguyên tắc phối hợp Biểu – Lý, Trong – Ngoài, Âm – Dương).

2/. PHỦ TIỂU TRƯỜNG (RUỘT NON)

Đường vận hành của Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường

Khởi lên từ góc trong chân móng ngón tay út, chạy dọc theo bờ trong bàn tay, phía xương trụ, lên cổ tay, đi dọc theo phía sau trong cánh tay qua giữa mỏm khuỷu tay vào sau khớp vai, đi ngoằn ngoèo ở gai xương bả vai, đến hội với kinh Bàng quang và Đốc mạch hội tại h. Đại chùy, rồi trở ra hố xương đòn.
Từ hố xương đòn vùng huyệt Khuyết bồn phân thành hai nhánh: Một nhánh lặn vào Tâm, qua cơ hoành đến Vị, Tiểu trường và xuống liên hệ với huyệt Hạ cự hư của kinh túc Dương minh Vị (huyệt Hợp dưới của Tiểu trường). Một nhánh lên cổ, gò má, tới góc ngoài mắt và vào tai; + Tại vùng má có nhánh đến bờ dưới hố mắt, hốc mũi và kết ở huyệt Tình minh (Bq).

Vượng giờ Mùi (13 – 15g), Hư giờ Thân (15 – 17g), Suy giờ Sửu (1 – 3g).
Nhiều Huyết, ít Khí.
Ấn đau huyệt Quan nguyên (Nh 4) + Tiểu trường du (Bq 27).

Phủ Tiểu Trường có quan hệ biểu lý với tạng Tâm. Tác động để điều chỉnh rối loạn ở Tiểu Trường và Tâm (Theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài)

3/. PHỦ VỊ (DẠ DÀY)

Đường vận hành của Kinh Túc Dương Minh Vị

Khởi đầu từ cạnh cánh mũi (h. Nghênh hương – Đtr) đi lên, giao ở hõm góc trong mắt – gốc mũi (huyệt Tinh minh – Bq), vòng trở xuống dưới theo đường ngoài mũi vào hàm trên, rồi quanh ra môi miệng, giao chéo nhau tại môi trên với Đốc mạch (huyệt Nhân Trung), vòng môi dưới giao với Nhâm mạch (huyệt Thừa tương), đoạn dọc theo hàm dưới ra sau h. Đại nghênh đến góc hàm dưới, vòng lên trước tai qua huyệt Thượng quan (Đ), theo bờ trước tóc mai giao với kinh Đởm (huyệt Huyền lư + Hàm yến) lên trên bờ góc trán rồi theo chân tóc ra gặp Đốc mạch (huyệt Thần đình).
Một nhánh khác từ huyệt Đại nghênh đi xuống dọc theo thanh quản vào hố trên đòn, tại đây phân 2 nhánh:
Một nhánh từ hố trên đòn qua cơ hoành đến liên lạc với Tỳ và Vị;
Một nhánh từ hố trên đòn, thẳng qua đầu ngực, đi song song với Nhâm mạch, đến vùng bẹn.
Từ môn vị dạ dày có nhánh đi xuống bụng dưới hợp với kinh chính ở bẹn, rồi cùng đi theo cơ thẳng trước ở đùi xuống gối, dọc theo phía ngoài xương chầy, đến cổ chân, mu bàn chân, đến kết ở bờ ngoài góc móng ngón chân thứ hai. Một nhánh phụ từ Túc Tam lý đi ngoài đường kinh chính xuống tận ngón chân giữa. Một nhánh từ mu bàn chân (huyệt Xung dương) vào đầu ngón chân cái để tiếp nối với kinh Túc Thái âm Tỳ.

Nhiều Khí, nhiều Huyết.
Vượng giờ Thìn (7 – 9g) – Hư giờ Tỵ (9 -11g) – Suy giờ Tuất (19 – 21g).
Ấn đau huyệt Trung quản (Nh 12) và Vị du (Bq 21 – Bối du Huyệt).

Phủ Vị (dạ dày) có quan hệ biểu lý với tạng Tỳ. Tác động để giải quyết xáo trộn của Tỳ - Vị.

4./ PHỦ ĐỞM (MẬT)

Đường vận hành của Kinh Túc Thiếu Dương Đởm

Khởi từ góc ngoài mắt, lên góc trán xuống sau tai, đến gáy rồi vòng lên đầu sang trán, lại trở xuống gáy đi trước kinh Tam tiêu, tới vai – hội với Đốc mạch ở huyệt Đại chùy, với kinh Bàng quang (h. Đại trử) – và kinh Tiểu trường (h. Bỉnh phong) rồi nhập vào hõm xương đòn (h. Khuyết bồn – Vị). Một nhánh đi từ sau tai, vào trong tai và ra trước tai, đến sau góc ngoài mắt. Một nhánh từ đuôi mắt xuống hàm dưới (h. Đại nghênh – Vị) giao hội với kinh Tam tiêu, lên hố dưới mắt; – có nhánh vòng qua góc hàm, xuống cổ, nhập vào rãnh trên xương đòn.

Từ xương đòn, phân hai nhánh: Một nhánh chạy về hướng giữa ngực, qua cơ hoành, liên lạc với tạng Tâm, Can, Đởm, rồi dọc theo hông sườn, đến bẹn, vòng quanh xương mu, tiến ngang vào mấu chuyển lớn xương đùi; Một nhánh từ hõm xương đòn chạy xuống nách, theo cạnh sườn qua sườn cụt tự do, tới khớp háng, đến mấu chuyển lớn, + ở đây có 1 nhánh rẽ liên lạc với kinh Bàng quang ở vùng xương khu.

Từ mấu chuyển lớn, kinh Đởm chạy xuống chân, theo mặt ngoài đùi, kết dưới đầu gối, chạy dọc theo mặt ngoài cẳng chân, đến trước mắt cá ngoài, lên trên mu chân, đi giữa xương bàn chân thứ – 5, ra tận góc ngoài móng chân áp út. + Một nhánh tách trên mu chân, nhập vào trong ngón cái, liên lạc với kinh Can, hiện ra ở chùm lông tam mao.

Nhiều Khí, ít Huyết.
Vượng giờ Tý (23 – 1g) – Hư giờ Sửu (1 – 3g) – Suy giờ Ngọ (11 – 13g).
Ấn đau huyệt Nhật nguyệt (Đ 24), Triếp cân (Đ 23) và Đởm du (Bq 19).

Phủ Đởm có quan hệ biểu lý với Tạng Can. Tác dụng để điều chỉnh rối loạn ở Đởm và Can (Theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài).

5/. PHỦ BÀNG QUANG (BỌNG ĐÁI)

Đường vận hành của Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang

Khởi đầu ở góc trong mắt từ huyệt Tình minh lên trán, thẳng lên đỉnh đầu giao hội với Đốc mạch ở huyệt Bá hội, phân nhánh vào não, rồi đi tiếp ra sau gáy. Từ gáy phân ra hai nhánh: Một nhánh đi dọc theo cột sống (cách 1,5 thốn) đến vùng thắt lưng vào Thận và Bàng quang, tại đây chạy xuống vùng mông đến giữa nhượng chân.
Một nhánh từ gáy đi kèm hai bên cột sống (cách 3 thốn) thẳng qua mông đến mấu chuyển lớn, theo mặt sau đùi xuống hợp với đường kinh trước ở giữa nhượng chân.
Từ nhượng chân đi tiếp xuống mặt sau cẳng chân, qua gót chân, đến sau mắt cá ngoài, dọc theo bờ ngoài bàn chân đến đầu ngón chân út để kết hợp với kinh túc Thiếu âm Thận.

Trên đường kinh Bàng quang có tất cả các du huyệt nên đường kinh này có vị trí đặc biệt.

Nhiều Huyết, ít Khí.
Vượng giờ Thân (15 – 17g) – Hư giờ Dậu (17 – 19g) – Suy giờ Dần (3-5g).
Ấn đau huyệt Trung cực (Nh 3) và Bàng quang du (Bq 28).

Phủ Bàng Quang có quan hệ Biểu Lý với tạng Thận. Tác dụng vào để điều chỉnh rối loạn khí của Thận và Bàng Quang (Dùng theo nguyên tắc phối huyệt Trong – Ngoài, Âm dương).

6/. PHỦ TAM TIÊU

Phủ Tam Tiêu là những mạng mỡ bao quanh và liên kết một số Phủ - Tạng với nhau.

Đường vận hành của Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu.
Khởi từ góc trong ngón tay áp úp, dọc theo khe giữa của 2 ngón tay 4-5, ở mu bàn tay, đến mặt ngoài cổ tay, lên trên, đi dọc theo mặt sau cẳng tay giữa xương trụ và xương quay, đến mỏm khuỷu tay, đi theo mặt sau cánh tay lên vai, trong chỗ lõm của đầu xương vai và đầu xương cánh tay. Qua đỉnh cao xương bả vai thì đường kinh bắt chéo ra sau kinh Đởm, chạy xuống rãnh trên xương đòn (h. Khuyết bồn) rồi đi sâu vào trong ngực đến Tâm bào lạc, qua cơ hoành và liên hệ với Tam tiêu. Một nhánh đi từ ngực (h. Chiêu trung) trở lên rãnh trên xương đòn để ra sau cổ, liên lạc với Đốc mạch (h. Đại chùy), chạy lên sau gáy, vào sau tai, vòng quanh tai, đến góc trên tai, đi vòng xuống mặt và trở lên kết ở bờ dưới ổ mắt. Một nhánh từ sau tai (h. Khế mạch) vào trong tai và ra trước tai, qua trước h.Thượng quan (Đ), vòng xuống góc hàm dưới và liên kết ở góc ngoài đuôi lông mày để liên lạc với kinh túc Thiếu dương Đởm ở phía ngoài đuôi mắt (h. Đồng tử liêu).

Nhiều Khí, ít Huyết.
Vượng giờ Hợi (21 – 23g), Hư giờ Tý (1 – 3g), Suy giờ Tỵ (9 – 11g).

Phủ Tam tiêu có quan hệ Biểu Lý với tạng danh Tâm bào. Tác dụng để điều chỉnh rối loạn khí của Tam Tiêu và Tâm bào.

Tam tiêu là Phủ chúng ta cần lưu ý vì có những đặc điểm không bình thường.Tam tiêu là phủ của tạng danh Tâm bào,nó chia làm 3 phần: Thượng tiêu,Trung tiêu và Hạ tiêu.Tam tiêu có chức năng duy trì thân nhiệt, làm nhừ thủy cốc, thải bỏ cặn bã thực ra khỏi cơ thể. Tam tiêu là đường đi của khí và thủy đạo, tam tiêu bị ách tắc ở đâu thì sinh phù ở đấy.

Thượng tiêu là màng mỡ bao bọc,chằng giữ liên kết ở khu vực Tâm và Phế.
Trung tiêu là màng mỡ bao bọc chằng giữ liên kết ở khu vực Can, Đởm,Tỳ,Vị và tuyến Tụy.
Hạ tiêu là màng mỡ bao bọc chằng giữ liên kết ở khu vực Thận,Bàng quang, Đại trường, Tiểu trường và bộ máy sinh dục.

MƯỜI HAI ĐƯỜNG KINH CHÍNH - CÁC HUYỆT ĐẦU VÀ CUỐI ĐƯỜNG KINH

Quy ước: Khi đặt hai bàn tay hoặc chân thì “Trong” nghĩa là nằm ở phía hướng về bàn tay hoặc chân còn lại.

1/. Kinh Thủ Thái Âm Phế
Huyệt đầu: Trung Phủ
Vị trí: Dưới cuối xương đòn gánh 1 thốn
Huyệt cuối: Thiếu Thương
Vị trí: Bờ trong ngón tay cái (dưới móng)

2/. Kinh Thủ Dương Minh Đại Trường
Huyệt đầu: Thương Dương
Vị trí: Góc trong ngón tay trỏ
Huyệt cuối: Nghinh Hương (Nghênh Hương)
Vị trí: Điểm gặp nhau của đường ngang qua chân cánh mũi và rãnh mũi-miệng

3/. Kinh Thủ Thiếu Âm Tâm
Huyệt đầu: Cực Tuyền
Vị trí: Chỗ lõm giữa hố nách, khe giữa động mạch nách
Huyệt cuối: Thiếu Xung
Vị trí: Bờ trong ngón tay út

4/. Kinh Thủ Thái Dương Tiểu Trường
Huyệt đầu: Thiếu Trạch
Vị trí: Cạnh góc ngoài ngón tay út (dưới móng)
Huyệt cuối: Thính Cung
Vị trí: Chỗ lõm phía trước bình tai, sau lồi cầu xương hàm dưới

5/. Kinh Túc Thái Âm Tỳ
Huyệt đầu: Ẩn Bạch
Vị trí: Bờ trong ngón chân cái
Huyệt cuối: Đại Bao
Vị trí: Dưới ổ nách 6 thốn, tại điểm gặp nhau của đường nách giữa và bờ trên xương sườn số 6.

6/. Kinh Túc Dương Minh Vị
Huyệt đầu: Thừa Khấp
Vị trí: Ở nơi giao nhau của bờ dưới xương ổ mắt và đường dọc chính giữa mắt
Huyệt cuối: Lệ Đoài
Vị trí: Góc ngoài ngón chân thứ hai, cách chân móng 0,1 thốn

7/. Kinh Túc Thiếu Âm Thận
Huyệt đầu: Dũng Tuyền
Vị trí: Giữa lòng bàn chân, ở vị trí 2/3 bàn chân tính từ gót chân
Huyệt cuối: Du Phủ
Vị trí: Chỗ lõm giữa bờ dưới xương đòn và xương sườn 1, cách đường giữa ngực 2 thốn

8/. Kinh Túc Thái Dương Bàng Quang
Huyệt đầu: Tinh Minh
Vị trí: Cách đầu góc trong mắt 0,1 thốn
Huyệt đầu: Chí Âm
Vị trí: Bờ ngoài ngón chân út, cách góc móng chân 0,2 thốn

9/. Kinh Túc Quyết Âm Can
Huyệt đầu: Đại Đôn
Vị trí: Bờ ngoài ngón chân cái, cách móng 0,1 thốn
Huyệt cuối: Kỳ Môn
Vị trí: Huyệt nằm trên đường thẳng ngang qua đầu ngực, trong khoảng gian sườn (của sườn) thứ 6-7.

10/. Kinh Túc Thiếu Dương Đởm
Huyệt đầu: Đồng Tử Liêu
Vị trí: Cách góc ngoài mắt 0,5 thốn, chỗ lõm sát ngoài đường khớp của mỏm ngoài hố mắt
Huyệt cuối: Túc Khiếu Âm
Vị trí: Bờ ngoài ngón chân áp út, cách móng 0,1 thốn

11/. Kinh Thủ Quyết Âm Tâm Bào
Huyệt đầu: Thiên Trì
Vị trí: Ngang đầu ngực, cách 1 thốn, ở khoảng gian sườn 4
Huyệt cuối: Trung Xung
Vị trí: Điểm giữa của đầu ngón tay giữa

12/. Kinh Thủ Thiếu Dương Tam Tiêu
Huyệt đầu: Quan Trung
Vị trí: Bờ ngoài ngón tay áp út, cách móng 0,1 thốn
Huyệt cuối: Ty Trúc Không
Vị trí: Tại chỗ lõm bên ngoài đuôi lông mày, bờ ngoài cơ vòng mi

- Các tạng/phủ có huyệt đầu (hoặc cuối) nằm ở Tay (Thủ)
Phế - Tiểu trường
Tâm - Đại trường
Tâm bào - Tam Tiêu

Các tạng (và các phủ tương ứng) này thuộc phần trên của cơ thể

- Các tạng/phủ có huyệt đầu (hoặc cuối) nằm ở Chân (Túc)
Tỳ - Vị
Can - Đởm
Thận - Bàng Quang

Các tạng (và các phủ tương ứng) này thuộc phần dưới của cơ thể

Theo: Mai Quốc Vĩnh (ST)

Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng