Nguồn gốc về lịch sử khí công

Nguồn gốc về lịch sử khí công, là phương pháp điều chỉnh hơi thở, chuyển động và nhận thức của con người để tập thể dục, chữa bệnh và rèn luyện võ thuật, đã có từ hơn 4.000 năm trước. Đồng thời khí công là sự bồi đắp phức tạp của phương pháp thiền định. Bằng chứng khảo cổ học cho thấy rằng những hình thức đầu tiên của khí công có thể được liên kết với thực hành thiền định cổ đại và các bài tập thể dục

Nguồn gốc về lịch sử Khí Công

Khí công là một di sản quý của đông y nói chung và y học cổ truyền phương đông nói riêng. Chương đầu của Nội kinh (bộ sách Đông y cổ nhất) là chương nói về các giữ gìn sức khoẻ. Trong trương này, có đoạn viết y như sau: "Trái nắng trở trời có thể làm ta mắc bệnh, cần phải luôn luôn chú ý và thích ứng với nó...". Trong lòng thoải mái, yên tĩnh, chức năng điều hoà thì giữ được sức khoẻ, không có bệnh. Không có nhiều dục vọng thì thoải mái, không khiếp sợ thì lòng yên tĩnh, người khoẻ mạh thì làm việc nặng mà không mệt mỏi, tinh thần thanh tịnh thì chức năng trong cơ thể sẽ điều hoà, không tham lam thì dễ cảm thấy nguyện vọng dễ đạt được. Những người như vậy sẽ dễ thích ứng với hoàn cảnh. Họ không suy bì tị nạnh ham danh vọng phú quý, dễ hoà với những phong tục tập quán ở nơi họ đến, không tham của cải của người yên định cho nên tất cả những dục vọng không làm tối được mắt họ, dâm dục không làm yếu lòng họ... Cho nên họ là những người biết cách sống. Vì biết cách sống nên họ có thể sông trên 100 tuổi và bước đi vẫn chưa suy yếu.

Với cách nhìn của Đông y, thì những người đó đã biết cách giữ "tinh, khí, thần" ba thứ quý báu của con người. Muốn giữ được sức khoẻ thì phải biết giữ ba thứ quý đó. Tinh là cơ sở vật chất để cơ thể sinh trưởng, phát dục và sinh đẻ, Khí tương đương với khí trời và chức năng sinh lý trong cơ thể, Thần tương tương với hoạt động sống trong đso có hoạt động tinh thần. Tinh, khí, thần đầu đủ thì người khoẻ và không có bệnh. Người xưa đã tìm mọi cách để giữ ba của quý đó. Khí công gọi là: Dưỡng tinh (luyện nội tạng cơ thể), điều tâm (luyện hoạt động tinh thần), điều tức (luyện thở). Ở nước ta Tuệ Tĩnh tóm lại bằng câu:

"Bế tinh, dưỡng khí, tồn thần,
Than tâm, quả dục, thủ chân, luyện hình"


Trong các thời đại trước, nhiều tổ chức xã hội đã tìm ra những phương pháp cụ thể để giữ sức khoẻ theo tinh thần trên. Như trong Phật giáo, ở Ấn Độ có phương pháp Yoga nổi tiếng, ở Trung Quốc có "lục diệu pháp" (6 cách thở kỳ diệu), thâm thiền nhập định. Trong Đạo giáo, có phương pháp "đại chu thiên" (dẫn khí đi khắp cơ thể), "tiểu chu thiên" (dẫn khí đi theo mạch đốc và nhâm). Trong y giới, có các phương pháp "phóng túng công" hoặc "tùng công" (tập giãn cơ thể), "tĩnh công" (tập yên tĩnh), "tùng tĩnh công" (tập giãn và yên tĩnh), "thổ nạp pháp" (cách thở), "tiềm hô hấp pháp" (cách thở ngầm), "tĩnh toạ hô hấp" (cách ngồi yên thở), "đạo dẫn" (tự xoa bóp vận động), "bát đoạn cẩm" (tám động tác tốt), "thập nhị đoạn cẩm" (12 động tác tốt), "lục đoạn cẩm" (6 động tác tốt), "ngũ cầm hí" v.v...

Các phương pháp đó được mật truyền từ đời này qua đời khác, và được cải tiên bổ sung dần cho hoàn chỉnh hơn với những mục đích khác nhau. Mục đích của Phật giáo là để thành Phật, mục đích của Đạo giáo là để thành Tiên, "trường sinh bất tử", mục đích của y giới là để giữ sức khoẻ, phòng bệnh và chữa bệnh.

Năm 1956, các báo cáo của Trung quốc dùng danh từ khí công để chỉ phương pháp luyện tập tổng hợp với các nội dung:"nuôi dưỡng công" tập giãn, yên tĩnh thở sâu có nín thở, "cường tráng công" tập giãn, yên tĩnh thở sâu không nín thở, "bảo kiện công" tự xoa bóp, vận động.

Ở châu Âu đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp thở Yoga của Ấn Độ gọi là "thở theo ý muốn". Ở Việt Nam, Tuệ Tĩnh đã đề ra phương hướng vệ sinh là 14 chữ ở trên. Trong tác phẩm "Hoạt nhân toát yếu" của Hoàng Đôn Hoà (thế kỷ 16) đã để lại: "Tĩnh công yếu quyết" (yếu lĩnh tập yên tĩnh) "than tâm thuyết" (thuyết thanh tâm), thập nhị đoạn cẩm. Trong tác phẩm "Bảo sinh diên thọ toản yếu) Đoàn Công Chính (thế kỷ 17) đã để lại các phương pháp dưỡng sinh đạo dẫn.

Trong tác phẩm "Vệ sinh yếu quyết diễn ca) Lê Hữu Trác (thế kỷ 18) đã nói:
Cần lao thân thể khang cường
Tinh thần vui vẻ gân xương chuyển đều
Nhàn cư ủ rũ tinh thần
Nằm nhiều khí huyết kém phần lưu thông

Theo: Mai Quốc Vĩnh (ST)

Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng