Huyệt trên đường kinh Phế

Bắt đầu từ trung tiêu (Vị) xuống liên lạc với Đại trường sau đó quay lên dạ dày (môn vị, tâm vị) xuyên qua cơ hoành lên (thuộc về) Phế. Từ phế tiếp tục lên thanh quản, họng, rẽ ngang xuống dưới hố nách rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay (đi ngoài hai kinh Thiếu âm tâm và Quyết âm tâm bào) xuống khuỷu, tiếp tục đi ở mặt trước cẳng tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay (chỗ mạch thốn) xuống bờ ngón tay cái (Ngư tế) tận cùng ở góc móng ngón tay cái (phía xương quay)

Kinh Phế

Đường đi:
- Bắt đầu từ trung tiêu (Vị)
- Xuống liên lạc với Đại trường
- Sau đó quay lên dạ dày (môn vị, tâm vị) xuyên qua cơ hoành
- Lên (thuộc về) Phế
- Từ Phế tiếp tục lên thanh quản họng rẽ ngang xuống dưới hố nách
- Rồi đi ở mặt trước ngoài cánh tay
- Xuống khuỷu tay, tiếp tục đi ở mặt trước cánh tay, đến bờ trong trước đầu dưới xương quay
- Xuống bờ ngón tay cái tận cùng ở gốc móng tay cái
- Phân nhánh từ Liệt khuyết tách ra một nhánh đi ở phía mu tay xuống đến góc móng ngón tay trở và nối với kinh Đại trường

Giờ hoạt động mạnh nhất: từ 3 đến 5 giờ sáng.

Tạng phủ liên hệ: Đại trường, Vị, Thận

Chức năng: dẫn truyền khí và dưỡng chất. Làm sạch chất thải (phân) và nước (nước tiểu)

Cơ quan liên hệ: mũi, họng, da, phế quản, phổi

Huyệt thường dùng:

1 - Trung phủ - Huyệt trị ho và tức ngực
Vị trí: tay chống eo, chỗ lõm hình tam giác ở mé ngoài phía dưới xương đòn là huyệt Vân môn. Từ huyệt này hạ xuống một xương sườn là huyệt Trung phủ.
Kĩ thuật trị liệu: Dang rộng hổ khẩu, đặt bốn ngson tay luồn dưới nách, vị trí mà đầu ngón tay cái chạm và là huyệt Trung phủ
 
2 - Xích trạch: Huyệt trị viêm phổi
Ví trí: Khuỷu tay hơi gập, bàn tay đưa về phía trước. Sờ vào đường ngấn khuỷu tay, ta sẽ thấy môi sợi gân to. Giao điểm của sơi gân này với đường ngấn khuỷu tay là huyệt Xích trạch.
Kĩ thuật trị liệu: dùng ngón cái để day ấn huyệt, ấn vào thấy cảm giác căng tức, day tròn hoặc ấn sâu để đạt tác dụng trị liệu. Có thể dùng bàn tay vỗ vào huyệt này cũng có hiệu quả cao. Chủ trị các chứng như ho kèm nóng sốt, ho ra máu, đờm, hen suyễn, tức ngực, viêm họng, đau nhức cánh tay, tê liệt nửa người.
 
3 - Huyệt Khổng tối - Huyệt trị ho hữu hiệu
Vị trí: Từ trung điểm giữa ngấn cổ tay thứ nhất và ngấn khuỷu tay đo lên trên 1 thốn, vị trí này ở mép xương cẳng tay là huyệt Khổng tối.
Kĩ thuật trị liệu: Dùng ngón cái tay bên kia day ấn huyệt, nếu bị bệnh thì khi day ấn vào huyệt này sẽ có cảm giác đau tức nhiều, thậm chí thấy cảm giác buốt
 
4 - Huyệt Liệt khuyết - Huyệt trị bệnh ở cổ
Vị trí: Hai bàn tay cài nhau ở hổ khẩu, dùng ngón trỏ của bàn tay bên ngoài đặt lên mỏm xương nhô cao ở mép cổ tay kia. Vị trí mà ngón trỏ chạm vào chính là huyệt Liệt Khuyết.
Kĩ thuật trị liệu: dùng ngón cái day ấn huyệt từ 1-3 phút, trong trường hợp đau mỏi cổ gáy nên day cả 2 bên, vừa day vừa quay cổ, đến khi cảm thấy giảm đau thì dừng.

5 - Huyệt Thái uyên - Huyệt trị ho, suyễn
Vị trí: Bàn tay ngửa, huyệt nằm trên ngấn cổ tay thứ nhất, tại chỗ có mạch đập, ngay ở dưới đầu xương tròn ở góc bàn tay phía ngón cái.
Kĩ thuật trị liệu: day bấm huyệt bằng ngón trỏ hoặc ngón cái từ 1-3 phút.

6 - Huyệt Thiếu thương - Huyệt trị viêm họng
Vị trí: Huyệt nằm ở cạnh góc trong móng tai cái
Kĩ thuật trị liệu: dùng kim trích nặn máu hoặc dùng ngón cái day ấn. Người người bị viêm họng mạn tính thì khi bấm vào huyệt này sẽ thấy đau nhiều.
 

Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng