Kinh lạc là gì

Kinh lạc là cụm từ vô cùng quen thuộc trong y học cổ truyền phương Đông. Đã từng có rất nhiều nghiên cứu tìm hiểu về kinh lạc và chứng minh rằng cơ thể con người hoạt động, vận hành tốt là nhờ khí huyết lưu thông, bao xung quanh lục phủ ngũ tạng đến đầu và các chi. Vậy có thực sự như vậy hay không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được đáp án chính xác.

Kinh lạc là gì? Tại sao phải thông kinh lạc

Kinh lạc là gì? Theo đó kinh lạc là đường khí huyết vận hành bên trong cơ thể của mỗi con người. Hay nói cách khác dễ hiểu hơn thì kinh lạc là con đường truyền dẫn dinh dưỡng đi đến các cơ quan trong cơ thể con người. Chúng kết nối bên trong và bên ngoài, trên và dưới để hoàn thành một thể thống nhất hoàn chỉnh.

Kinh lạc bao gồm những con đường chính được gọi tên là kinh. Những con đường phụ sẽ được gọi là lạc. Kinh và lạc đan xen và kết nối với nhau tạo thành hệ thống phòng ngừa bệnh tật, giúp cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.

Vì vậy trong y học cổ truyền có câu “Kinh lạc ứ tắc – Khí huyết không thông”. Nó cũng có nghĩa là cơ thể đang mắc bệnh, cần áp dụng phương pháp điều trị.

Vậy thông kinh hoạt lạc là gì? Hiểu đơn giản rằng: Kinh lạc thông suốt, vận hành tốt thì bệnh tật không thể phát sinh. Ngược lại kinh lạc trong cơ thể hoạt động kém thì mọi bệnh đều có thể xảy ra.

Do đó thông kinh hoạt lạc là phương pháp để điều trị nhiều bệnh lý nguy hiểm, đồng thời nó cũng giúp ích rất nhiều trong duy trì nhan sắc ở chị em phụ nữ. Những tác động đến cơ thể như xoa bóp, bấm huyệt hay chải dưỡng sinh đề sẽ giúp khí huyết ở 365 đường kinh lạc lưu thông tốt hơn. Quan trọng nhất là ở các đường kinh chính.

Cùng với kinh lạc trong cơ thể là bát mạch kỳ kinh, gồm nhâm mạch và đốc mạch. Đây là 2 mạch chính giúp cơ thể con người hoạt động trơn tru hơn.

Kinh an lạc đặc biệt quan trọng, chúng giúp nuôi dưỡng cơ thể, phòng tránh bệnh tật một cách tối đa. Theo kết quả của nhiều nghiên cứu, cuộc sống hiện nay bao gồm đất, nước, khí hậu ô nhiễm, công việc áp lực khiến cơ thể yếu đi và xuất hiện nhiều bệnh vặt. Ví dụ như đau đầu, mất ngủ, béo phì, đau dạ dày,… Phương pháp tốt nhất để cải thiện những bệnh lý này chính là thông tin hoạt lạc. Lúc này chất dinh dưỡng được truyền đi toàn bộ cơ thể, nuôi dưỡng từng tế bào. Từ đó làm giúp cơ thể con người khỏe mạnh, hoạt động tốt hơn. Đây là việc làm không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn kéo dài tuổi thọ hiệu quả.

Cấu tạo và đường đi của kinh lạc trong cơ thể

Học thuyết kinh lạc có cấu tạo rất đầy đủ là cơ sở lý luận cấu tạo nên hệ thống y học cổ truyền ở phương Đông. Đây là căn cứ chứng minh cho rất nhiều phương pháp điều trị, chẩn đoán và phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm. Học thuyết này cũng được ứng dụng vào trong hoạt động đời sống.
Cấu tạo của kinh lạc

Hệ thống kinh lạc trong cơ thể được chia thành nhiều phần khác nhau, trong đó quan trọng nhất là 12 kinh mạch chính và 8 kinh mạch phụ.

12 kinh mạch chính tồn tại ở chân và tay

Ở tay gồm có 6 đường kinh: 3 kinh âm và 3 kinh dương. Đường tuần hoàn và biểu hiện cụ thể bệnh lý như sau:

Thủ thái âm phế: Nằm ở mặt trong và phía bờ trước của cánh tay; từ hố nách của ngực chạy thẳng ra phía các ngón tay. Chẩn đoán cho các bệnh như ho, khó thở, khí huyết ngưng trệ, tức ngực, nước tiểu vàng,…

Thủ quyết âm tâm bào lạc: Nằm ở mặt trong giữa tay, chạy từ nách đến các ngón tay. Chẩn đoán cho các bệnh như tim, sốt, tâm thần,…

Thủ thiếu âm tâm: Nằm từ hố nách chạy đến các ngón tay. Chẩn đoán cho các bệnh ở hệ thần kinh, đau tức sườn, tim mạch,…

Thủ thái dương tiểu trường: Nằm ở bờ sau tay từ các ngón chạy lên theo chiều tâm hướng. Đây là đại diện cho các bệnh lý như đau trướng bụng dưới, tiêu chảy hoặc táo bón, đau thắt lưng,…

Thủ thiếu dương tam tiêu: Nằm ở mặt ngoài, từ giữa tay lên mặt. Đại diện cho các bệnh như tiểu không thông, tiểu rắt, bệnh về đường tiết niệu,…

Thủ dương minh đại trường: Nằm ở mặt trong, phía bờ trước của cánh tay, từ các ngón tay chạy hướng lên mặt. Đại diện cho các bệnh như chảy máu cam, sốt, mắt vàng, miệng khô,…

Đường khí huyết lưu thông thì con người an tĩnh, khỏe mạnh

Chân cũng có 3 đường kinh âm và 3 đường kinh dương. Cụ thể:

Túc thái âm tỳ: Nằm ở mặt trong ở bờ trước của chân, từ các ngón chân chạy hướng lên phía ngực. Biểu thị cho các bệnh như đau bao tử, khó tiêu, đầy bụng, bệnh lý về đường tiết niệu.

Túc quyết âm can: Nằm ở bờ trong của cẳng chân. Nó hỗ trợ điều trị cho bệnh lý về mắt, bụng, ngực và dạ dày.

Túc thiếu âm thận: Từ chân chạy hướng lên phía ngực, nằm ở bờ bên trong. Dựa vào đường kinh này sẽ chẩn đoán được bệnh lý về thận, tiểu tiện, đái tháo đường, tiết niệu,…

Túc thái dương bàng quan: Nằm ở bờ phía sau của chân, từ các ngón chân chạy hướng vào tâm. Chẩn đoán cho bệnh lý như tiểu tiện không thông, sốt, tâm thần, đau bụng dưới,…

Túc dương minh vị: Nằm ở phía ngoài và giữa của chân. Biểu hiện cho bệnh lý như sốt cao, đau ruột thừa, đau bao tử, nước tiểu vàng,…

Túc thiếu dương đởm: Nằm ở bờ trước của chân, từ đầu xuống chân. Đại biểu cho bệnh lý miệng đắng, sốt, cảm mạo, đau ngực, sườn,…

8 kinh mạch phụ trong hệ thống kinh lạc gồm: Đốc mạch, nhâm mạch, dương duy mạch, âm duy mạch, âm kiểu mạch, dương kiểu mạch, xung mạch, đới mạch.

12 kinh biệt lập nối ra từ phía kinh chính.

12 kinh cân không nối chung với lục phủ ngũ tạng, chúng nối liều đầu xương ở các chi trên cơ thể con người.

15 kinh biệt lạc, bao gồm cả biệt lạc ở phân nhánh nhỏ nhất.

Phù lạc nối ở bên ngoài da.

319 huyệt đạo ở đường kinh mạch chính và 52 huyệt ở đường kinh mạch phụ.

Ngoài ra, còn có khoảng gần 200 huyệt nằm ở bên ngoài của kinh, thế nhưng chúng vẫn thuộc hệ thống kinh lạc.
Đường đi của kinh lạc

Đường đi của kinh an lạc tuân theo nguyên tắc trình tự nhất định. Chúng sẽ bắt đầu đi từ trung tâm đến thẳng thủ thái âm phế. Tiếp đó lần lượt đi các kinh khác từ tay chạy xuống chân. Cuối cùng là đến túc quyết âm can, sau đó sẽ quay ngược về kinh mạch ban đầu là thủ thái âm phế.

Đây cũng chính là đường đi chung của kinh mạch. Thế nhưng mỗi đường kinh sẽ có một lộ trình di chuyển khác nhau một chút. Cụ thể:

Các kinh âm ở phần tay sẽ bắt đầu đi từ ngực vào mặt trong của cánh tay, nối trực tiếp với 3 đường kinh dương ở bên ngoài tay.

Trong đó 3 đường kinh dương ở mặt ngoài của tay lại đi từ mu bàn tay cho đến mặt dưới của cánh tay. Tiếp đó chạy thẳng tiến lên vùng đầu, nối liền với 3 kinh âm ở phần chân.

Các kinh dương ở chân lại có đường đi phức tạp hơn một chút. Theo đó chúng sẽ đi từ ngón chân phía trước lên thân, sau đó vòng xuống các chi dưới, nối liền với các đường kinh âm ở mặt sau của chân.

Các kinh âm đi từ bàn chân trong của chi dưới hướng lên bụng, rốn, sau đó vòng qua ngực, nối thêm 3 kinh âm ở tay.

Sự luân chuyển khí huyết trong cơ thể được thực hiện liên tục cả ngày lẫn đêm. Sẽ mất khoảng 1-3 giờ để đi từ thủ thái âm phế, mất 22-24 giờ để từ thủ quyết âm can đi hết 1 vòng quay trở lại thủ thái âm phế vào ngày hôm sau.

Sơ đồ đường đi của kinh lạc

Riêng đối với nhâm mạch và đốc mạch, đây là 2 mạch chính nên sẽ có đường đi là một vòng tuần hoàn, đi theo tuyến trục chính thất.

Nhâm mạch: Bắt đầu đi từ huyệt Hội âm ở giữa của cơ quan sinh dục lên vùng bụng, ngực và huyệt Thượng Thừa ở cằm môi, nối với đốc mạch.

Đốc mạch: Đi từ huyệt Trường Cường ở rãnh cằm môi lên đỉnh đầu, vòng qua phía trước rồi di chuyển đến huyệt Ngân Giao.

Thông kinh lạc có tác dụng gì?

Hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người có nhiều tác dụng, từ sinh lý đến chẩn đoán, điều trị bệnh lý. Cụ thể:
Đối với sinh lý

Đường kinh an lạc sẽ giúp vận hành khí huyết, cân bằng hệ thống âm dương, thư giãn gân cốt. Bên trong của đường kinh lạc bao quanh lục phủ ngũ tạng, bên ngoài thì gắn kết các đốt và chi trên cơ thể con người, tạo nên một thể thống nhất. Nhờ vậy mà các cơ quan trong cơ thể hoạt động trơn tru hơn, không sinh bệnh tật.
Đối với bệnh lý

Khi kinh an lạc gặp vấn đề, bị trở ngại do một lý do nào đó dẫn đến không thông suốt, khí huyết luân chuyển không theo quỹ đạo sẽ dễ bị ngoại tà xâm nhập. Từ đó hình thành nên những bệnh lý từ da cơ nhục đến tạng tức, đơn giản hơn là từ kinh mạch đến lục ngủ ngũ tạng. Những bệnh lý có thể xảy ra như: Tâm kinh, đau tức vùng bụng, ngực,…

Trong chẩn đoán

Kinh mạch được nối liền với các cơ quan trong cơ thể. Đồng thời có một con đường đi đến vị trí quan trọng, huyệt đạo chủ chốt trong cơ thể. Dựa vào những thay đổi về cảm giác ở những con đường di chuyển của kinh mạch chuẩn mà thầy thuốc sẽ chẩn đoán ra bệnh, xác định hướng điều trị cụ thể.

Kinh lạc giúp chẩn đoán và điều trị bệnh tật

Ví dụ như đau ở đỉnh đầu là do can, đau nhiều một bên đầu là do đởm, đau ở gáy là ở vị trí bàng quang.

Người ta có thể kiểm tra đường kinh chuẩn của bệnh dựa vào thông số đo điện sinh vật bằng macy dò kinh lạc. Máy dò này sẽ chạy qua các tỉnh huyệt tận cùng nối liền kinh mạch, lạc mạch. Qua đó thầy thuốc đánh giá chính xác tình trạng lưu thông khí huyết, tạng phủ ở cả 2 bên cơ thể có đồng nhất với nhau hay là không.

Ứng dụng trong chữa bệnh

Học thuyết kinh lạc được ứng dụng nhiều nhất vào việc điều trị bệnh lý. Có 2 phương pháp chính để ứng dụng kinh lạc và điều trị bệnh là châm cứu, bấm huyệt kết hợp xoa bóp.

2 phương pháp này đều đã chữa thành công nhiều bệnh lý, chăm sóc sức khỏe tổng thể của người bệnh. Nói chung nơi nào kinh lạc đi qua sẽ có thể dùng châm cứu, bấm huyệt để điều trị.

Trên đây là những thông tin chi tiết về hệ thống kinh lạc trong cơ thể con người. Kinh lạc được ứng dụng trong điều trị nhiều bệnh lý quan trọng. Nếu bạn tác động đúng cách sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ, đẩy lùi bệnh tật. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, ngăn ngừa bệnh tật.

Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng