Dạy khí công tại Bắc Tân Uyên

Dạy khí công tại Bắc Tân Uyên, quý vị có nhu cầu luyện tập hoặc tìm hiểu về bộ môn khí công vui lòng liên hệ với Mai Quốc Vĩnh. Lâu nay, người ta vẫn thường nói đến khí công và những người luyện tập theo trường phái này như một môn thể thao để trị bệnh và rèn luyện sức khỏe.

Ngày đăng: 23-04-2023

115 lượt xem

Thế nào là khí công

Khí công là một thuật ngữ của Trung Quốc dùng để chỉ nhiều hệ thống luyện tập vật lý và tâm thần để bảo vệ sức khoẻ, luyện võ và để tự giác ngộ.

Lịch sử của môn khí công

Các môn tập luyện khí công có lịch sử từ rất lâu đời.

Khởi thủy của khí công bắt nguồn từ Đạo gia từ cách đây hơn 2.500 năm. Theo các kết quả nghiên cứu khảo cổ mới đây, các dấu tích liên quan đến khí công đã có mặt trên Trái Đất từ cách đây hơn 7.000 năm.

Trải dài theo quá trình phát triển của văn minh nhân loại, khí công đã phát triển và đem lại cho con người rất nhiều giá trị tinh hoa.

Các loại khí công

1. Khí công trị bệnh


Y học cổ truyền Trung Quốc có một khoa mục là “khí công trị bệnh” có tác dụng cho chức năng phòng và chữa trị bệnh tật.

2. Khí công võ thuật

– Sử dụng phép vận khí, tụ khí (khí được xem là một loại năng lượng trong cơ thể) để tăng khả năng chống đỡ các đòn đánh, nâng cao khả năng võ thuật.
– Các phép dẫn khí do thầy truyền dạy cho đệ tử và hướng dẫn cụ thể để vận khí.
– Khả năng chống đỡ các đòn đánh có thể đạt đến như đập một khúc gỗ lớn lực mạnh vào người, đâm thương yết hầu…. Các màn biểu diễn này đã được Thiên Môn đạo, Lâm Sơn Động( Hà Tây) thực hiện.
– Phần lớn kỹ thuật vận khí trong võ thuật không được tiết lộ ra bên ngoài.

3. Khí công tu luyện (chú trọng về hàm dưỡng và tâm tính)

Khí công Đạo gia & khí công Phật gi

a) Khí công Đạo gia
– Thuộc trường phái Đạo gia chú trọng về nội ngoại kiêm tu, vừa luyện võ vừa tu nội.
– Chú trọng vào hàm dưỡng tâm tính, sự chân thật, và ngay thẳng.
– Phương pháp xếp bằng của Đạo gia gọi là “đơn bàn” với chân này đặt trên chân kia, hai chân song song, áp chặt các huyệt vị.
– Các môn phái thuộc trường phái Đạo gia: Võ Đang, Nga Mi, Tai Chi (Thái Cực Quyền)…

b) Khí công Phật gia
– Khí công thuộc trường phái Phật gia chú trọng về hàm dưỡng tâm tính ở sự thiện lành và từ bi.
– Phương pháp xếp bằng trường phái Phật gia là “song bàn” với hai chân bắt tréo chồng lên nhau theo thế hoa sen.
– Các môn phái thuộc trường phái Phật Gia: Mật tông Tây Tạng, Pháp Luân Công.

Môn khí công đáp ứng được tất cả các yêu cầu của người tập luyện.
– Không yêu cầu cường độ tập luyện: tập theo sức khỏe của mỗi người.
– Không yêu cầu về một thời gian nhất định: có thể tập bất cứ thời gian nào rảnh rỗi.
– Không cần sử dụng nhiều thời gian: thời gian tối thiểu cho một bài tập là 3 phút.
– Các bài tập (5 bài công pháp) phù hợp với mọi lứa tuổi.

Kết quả khi luyện tập khí công
– Thân thể nhẹ nhàng, khỏe mạnh.
– Tinh thần an lạc.

Tác dụng của khí công đối với sức khỏe

1. Tạo cân bằng âm dương

– Phép dưỡng sinh trong khí công là thông qua luyện tập “động tĩnh hổ căn” để đạt đến sự cân bằng âm dương.
– Âm dương cân bằng thì sống khỏe, âm dương thiên lệch tất bệnh…
– Thân thể được bảo tồn sức khỏe đều do trong thân thể được vận động và biến hóa không ngừng bảo tồn được trạng thái cân bằng của âm dương.

2. Điều hòa khí huyết
– Khí công chủ yếu rèn luyện “khí” trong cơ thể con người, đồng thời phát sinh ảnh hưởng quan trọng đối với huyết.
– Khí huyết điều hòa thì hoạt động sinh mệnh cơ thể vận hành bình thường, khí huyết thất thường thì phát sinh bệnh tật.

3. Tác dụng lưu thông kinh lạc
– Sự thông suốt của kinh lạc, sự vận hành của huyết dịch phải dựa vào hoạt động của khí mới thực hiện được. Khi luyện công đạt đến một trình độ nhất định sẽ xuất hiện “nội khí” vận hành trong cơ thể hoặc cảm giác khí lan đến nơi có bệnh làm thuyên giảm bệnh tật.
– Luyện tập khí công có tác dụng lưu thông kinh lạc.

4. Bồi dục chân khí
– Chân khí hay còn gọi là nguyên khí, chính là năng lượng sinh mệnh của cơ thể con người.
– Mục đích của khí công dưỡng sinh là điều động năng lực tiềm ẩn trong cơ thể bồi dục chân khí của nhân thể, đạt đến tác dụng dự phòng và điều trị bệnh tật, bảo vệ và kiện toàn thân thể.

5. Dự phòng và điều trị bệnh tật
– Thực tiễn đã chứng minh khí công đã chữa lành một số các bệnh như: cao áp huyết, sơ cứng động mạch, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn, nhược cơ, lao phổi, đái đường, các chứng đau lưng nói chung, thấp khớp, bệnh lý về kinh nguyệt, viêm đường tiết niệu, di tinh, mộng tinh…
– Đối với một số bệnh mãn tính dễ tái phát, khí công có thể củng cố hiệu quả điều trị.

6. Tác dụng bảo vệ và kiện toàn sức khỏe
– Khí công có công năng: cải thiện hệ thống tiêu hóa, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống thần kinh…
– Có tác dụng: cải thiện giấc ngủ, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể lực và trí lực, nâng cao hiệu suất công việc và sức bền hoạt động.

7. Kéo dài tuổi thọ
– Khí công được mệnh danh là ‘khước bệnh diên niên chỉ thuật”, hàm ý luyện tập khí công vừa có thể phòng và điều trị bệnh tật vừa có thể kéo dài tuổi thọ.
– Người già luyện tập khí công: duy trì huyết áp, thị lực và thính lực không thuyên giảm, giấc ngủ rất sâu, tinh thần sung mãn, giọng nói vẫn ngân vang, bước đi vẫn vững chải, rất ít có bệnh tật….

Hình thức tập luyện

1. Động công


– Các chuyển động chậm rãi, có nhịp điệu nhằm hỗ trợ sự lưu thông của khí, khai thông các dòng năng lượng trong cơ thể.
– Các bài tập động công: Thái Cực Quyền, Ngũ Cầm Hí của Hoa Đà với các tư thế bắt chước động tác của năm loài động vật.

2. Tĩnh công
– Giữ thế tay, chân, đứng bất động một tư thế trong một khoảng thời gian.

3. Thiền định
– Thiền định được xem như một kỹ thuật tập trung cao cấp mà ở đó các học giả dùng để tập trung và thanh tĩnh.
– Thiền định để khai thông một số điểm tập trung năng lượng gọi là Luân Xa.
– Để khai mở các huyệt đạo và hình thành dòng đại chu thiên nối các kinh mạch.
– Thiền định được thực hành nhằm tăng khả năng nhẫn nại, sự tập trung, định lực.

Lưu ý khi luyện tập khí công
– Không luyện công lúc bụng đói (đường ruột trong trạng thái rỗng, luyện công thường làm tăng cảm giác đói, gây rối cho luyện công nhập tĩnh)
– Không tập ngay sau bữa ăn (bụng trên trướng đầy, trở ngại khí tụ đan điền, ảnh hưởng chất lượng luyện công)
– Phụ nữ trong kỳ kinh nếu thấy người mệt mỏi, lượng kinh nhiều thì không nên luyện công.
Lời kết

Khí công là một môn thể thao phù hợp với mọi lứa tuổi và giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng chống bệnh tật.

Vì vậy, muốn thực hành tốt môn thể thao này, người tập cần tìm hiểu về các hình thức luyện tập khí công như: động công, tĩnh công, thiền định… và chọn hình thức tập phù hợp với sức khỏe, tuổi tác của mình.

Ngoài ra, cần luyện tập thường xuyên, kết hợp với một chế độ ăn đầy đủ rau xanh và dưỡng chất.

Trân trọng!

From: Mai Quốc Vĩnh

Mai Quốc Vĩnh
(Thiên Long Đường)

Hotline/Zalo: 0916286199 - 0931236199
Email: order365day@gmail.com
Website: www.maiquocvinh.com

Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha