Dưỡng sinh là gì
Tập dưỡng sinh (tiếng Trung: 養生, Yang-Sheng là một hình thức tập thở và tập yoga, có một phần tương tự như Thái cực quyền được phổ biến ở Việt Nam bởi nhà sử học và nhà hoạt động chính trị Nguyễn Khắc Viện.
Ông Viện đã được đào tạo như một bác sĩ y khoa trong lĩnh vực tâm lý trị liệu cho phụ nữ và trẻ em. Khi bản thân ông chỉ được sống ba năm, ông đã chuyển sang tập các bài tập thở truyền thống. Tuy nhiên, mặc dù tên "Dưỡng sinh" đã được phổ biến bởi ông Viện trong Từ sinh lý đến dưỡng sinh và trên các cuốn sách khác, ý tưởng về "Dưỡng sinh" cũng được người dân biết đến như là một sự bổ sung cho thuốc Nam.
Dưỡng sinh là gì?
Hiểu như thế nào về dưỡng sinh ?
Có một câu hỏi có rất nhiều người quan tâm và muốn biết cho tường tận đó là : Thế nào là Dưỡng sinh? Tại sao người ta lại kêu Dưỡng sinh là Nhiếp sinh.
Vậy Dưỡng sinh hay Nhiếp sinh là gì?
Giải thích từ ngữ: “Dưỡng sinh” là danh từ có nguồn gốc từ tiếng Hán.
Theo từ điển tiếng Hán Việt: Dưỡng tức là nuôi nấng, dung dưỡng, là bồi bổ, chăm lo vun đắp… Sinh là sự sống.
Như vậy, Dưỡng sinh có nghĩa là “bảo trì sự sống”.
Xưa, người ta gọi Dưỡng sinh là Đạo sinh, Nhiếp sinh (chữ Nhiếp xưa là nuôi dưỡng; là cầm lấy, tóm lấy, chụp lấy ‘cái cốt lõi’ kiểu như chụp ảnh) cũng cùng một mục đích và ý nghĩa như vậy. Ngày nay, người ta gọi dưỡng sinh là “Vệ sinh” tức là phải chủ động phòng ngừa, chủ động phát hiện và chữa trị bệnh tật nhằm duy trì sức khỏe của chính bản thân mỗi người... đa dạng và phong phú loại hình tập luyện.
Khí công và Thái cực giúp giảm tải áp lực học hành.
Có ý kiến cho rằng, việc con người thường xuyên Dưỡng sinh cũng chẳng khác nào chúng ta tiến hành bảo dưỡng xe cộ, loại phương tiện rất phổ biến(?). Quả thật, đây là một ý kiến rất thực tế và là sự so sánh hết sức thú vị.
Khí công, Thái cực quyền là hai loại hình tập luyện rất được công chúng yêu thích.
Thật vậy, chiếc xe khi ta mới mua, mới sử dụng thường chạy rất tốt nhưng chỉ qua một thời gian, nó bắt đầu ì ạch… Vậy, nếu muốn nó chạy tốt, phải thường xuyên vô dầu nhớt, thường xuyên lau chùi và kịp thời phát hiện những hư hỏng để có biện pháp khắc phục sửa chữa (nếu cần thiết cho tiến hành trung tu, đại tu). Con người cũng vậy, muốn khỏe, muốn mạnh, muốn sống lâu sống thọ thì ngoài làm việc, ăn uống, bồi bổ, nghỉ ngơi phù hợp còn phải có chế độ tập luyện thường xuyên để tăng cường thể chất, tăng khả năng phòng chống của bệnh tật để sống lâu, sống khỏe, sống có ích… đó chính là Dưỡng sinh.
Theo: Mai Quốc Vĩnh (ST)
Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com
Xem thêm