Cách chườm lạnh trong chấn thương bong gân

Khi bị chấn thương bong gân, phải chườm lạnh ngay ở những phút đầu tiên sau khi bị chấn thương. Bong gân là hiện tượng đôi lúc xảy ra trong cuộc sống hàng ngày do chạy nhảy, chơi đùa, bước hụt, chơi thể thao... Khi bị bong gân, nếu biết cách xử lý kịp thời thì vùng bị sưng đau sẽ mau hồi phục, ngược lại nếu xử lý không đúng, mọi việc sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngày đăng: 09-04-2021

464 lượt xem

Cách chườm lạnh trong chấn thương bong gân

Khi bị chấn thương bong gân, phải chườm lạnh ngay ở những phút đầu tiên sau khi bị chấn thương.

A. Đầu tiên:
- Thoa một lớp kem trung tính, Vaselin / Vùng chườm lạnh...
- Tránh tổn thương bỏng da do lạnh do chườm quá lâu & chườm trực tiếp trên da.

B. Tiến hành:
- Dùng nước đá hoặc đá chưa tan đập nhỏ bọc trong nilon hoặc khăn bông (nhiệt độ nước đá khoảng 00C đến 30C)
- Áp nhẹ khối nước đá lên bề mặt da vùng chấn thương, xoa nhẹ theo đường tròn đồng tâm.
- Trong 24 giờ đầu, chườm lạnh thường xuyên, 15-20’/đợt, gián cách 30-60’
- Sau đó, gián cách 120-180’/ 48-72 giờ.
- Tùy mức độ chấn thương, tần suất chườm lạnh giảm dần đến ngày thứ 7.
- Với chấn thương nhẹ, phù nề và rớm máu ít, chườm lạnh trong 24-48 giờ.

C. Khuyến cáo:
- Nên tránh những chuyển động gây đau và thả lỏng tối đa vùng tổn thương.
- Cảm giác đặc trưng khi chườm lạnh: Lạnh / vùng chườm à đau buốt à cảm giác tê dại.

Những Lưu Ý Chung:
• Không dùng bất cứ phương pháp gây nóng vùng tổn thương trong 72 giờ đầu sau chấn thương (Không dùng dầu-cao; Không xoa bóp vùng chấn thương; Không uống rượu…. vì nguy cơ tăng phù nề và chảy máu tại vùng thương tổn.

• Phải cần đến Bác sĩ nếu trong vòng 24-48 giờ dùng các biện pháp tự điều trị (trên) mà các triệu chứng không thuyên giảm.
• Có thể kết hợp dùng các thuốc giảm đau chống viêm (Aspirin, Acetaminophene, Ibuprofen...).

 

Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha