Các khía cạnh sinh lý và sinh học

Mục từ Các khía cạnh sinh lý và sinh học này liên quan đến chủ đề giáo dục giới tính và tình dục. Thông tin ở đây có thể không phù hợp với một số đối tượng độc giả hoặc khi truy cập ở những nơi công cộng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về những nội dung có thể không phù hợp cho một số người xem.

Cũng như nhiều loài có vú khác, loài người được xếp vào nhóm giới tính nam hay giới tính nữ, với một số nhỏ (khoảng 1% hoặc 0,018% là các cá nhân liên giới tính mà phân loại giới tính có thể không rõ ràng.

Các khía cạnh sinh học của tính dục con người liên quan đến hệ thống sinh sản, chu kỳ phản ứng tình dục và các yếu tố ảnh hưởng đến các khía cạnh này. Chúng cũng liên quan tới ảnh hưởng của các yếu tố sinh học đến các khía cạnh khác của tính dục, chẳng hạn như phản ứng hữu cơ và thần kinh, tính di truyền, vấn đề nội tiết tố, vấn đề giới tính và rối loạn chức năng tình dục.

Giải phẫu và chức năng sinh sản

Con đực và con cái đều tương tự nhau về mặt giải phẫu; điều này mở rộng đến một mức độ nào đó đối với sự phát triển của hệ thống sinh sản. Khi trưởng thành, chúng có các cơ chế sinh sản khác nhau để thực hiện các hành vi tình dục và để sinh sản. Đàn ông và phụ nữ phản ứng với các kích thích tình dục theo kiểu giống nhau với những một số khác biệt nhỏ. Phụ nữ có chu kỳ sinh sản hàng tháng, trong khi đó chu kỳ sản xuất tinh trùng của nam giới liên tục hơn.

Não bộ

Vùng dưới đồi là phần quan trọng nhất của não cho hoạt động tình dục. Đây là một vùng nhỏ ở đáy não bao gồm một số nhóm cơ quan tế bào thần kinh nhận đầu vào từ hệ viền. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ở động vật thí nghiệm, phá hủy một số khu vực nhất định của vùng dưới đồi gây ra sự loại bỏ hành vi tình dục. Vùng dưới đồi quan trọng vì mối quan hệ của nó với tuyến yên nằm bên dưới nó. Tuyến yên tiết ra các hormone được sản xuất tại vùng dưới đồi và ở chính nó. Bốn hormone tình dục quan trọng là oxytocin, prolactin, hormone kích thích nang trứng và hormone tạo thể vàng.

Oxytocin (đôi khi được gọi là "hormone tình yêu" được giải phóng ở cả hai giới tính khi đạt được cực khoái trong lúc giao hợp. Oxytocin được coi là quan trọng đối với những suy nghĩ và hành vi cần có để duy trì các mối quan hệ chặt chẽ. Hormone này cũng được giải phóng ở phụ nữ khi họ sinh con hoặc đang cho con bú. Cả prolactin và oxytocin đều kích thích tiết sữa ở phụ nữ. Hormone kích thích nang trứng (FSH), chịu trách nhiệm rụng trứng ở phụ nữ, hoạt động bằng cách kích hoạt sự trưởng thành của trứng; ở nam giới nó kích thích sản xuất tinh trùng. Hormone tạo thể vàng (LH) kích hoạt quá trình rụng trứng, đó là sự phóng thích của trứng trưởng thành.

Giải phẫu hệ sinh dục nam

Con đực cũng có cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài chịu trách nhiệm sinh sản và giao hợp. Quá trình sản xuất tinh trùng cũng theo chu kỳ, nhưng khác với chu kỳ rụng trứng của phụ nữ, chu kỳ này liên tục sản xuất hàng triệu tinh trùng mỗi ngày.

Giải phẫu cơ quan sinh dục bên ngoài ở nam

Bộ phận sinh dục của nam giới là dương vật và bìu. Dương vật cung cấp một lối đi cho tinh trùng và nước tiểu. Một dương vật có kích thước trung bình ở trạng thái chưa cương có chiều dài khoảng 3 3⁄4 inch (9,5 cm) và đường kính 1 1⁄5 inch (3,0 cm). Khi cương cứng, dương vật trung bình có chiều dài từ 4 1⁄2 inch (11 cm) đến 6 inch (15 cm) và đường kính 1 1⁄2 inch (3,8 cm). Cấu trúc bên trong của dương vật bao gồm trục, quy đầu và gốc.

Trục dương vật bao gồm ba thân hình trụ bằng mô xốp chứa đầy các mạch máu dọc theo chiều dài của nó. Hai trong số này nằm cạnh nhau ở phần trên của dương vật được gọi là thể hang. Ống thứ ba, được gọi là thể xốp, một ống nằm ở chính giữa bên dưới những ống khác và mở rộng ở cuối để tạo thành đầu dương vật (quy đầu).

Vành nâng lên ở biên giới của trục và quy đầu được gọi là chuỗi tràng hạt dương vật. Niệu đạo chạy qua trục, cung cấp lối ra cho tinh trùng và nước tiểu. Gốc bao gồm các đầu mở rộng của các thể hang, quạt ra ngoài tạo thành mấu và gắn vào xương mu và đầu nở ra của thể xốp (củ). Gốc được bao bọc bởi hai cơ; cơ hành và cơ háng, giúp đi tiểu và xuất tinh. Dương vật có bao quy đầu che kín quy đầu; đôi khi được loại bỏ bằng cách cắt bao quy đầu vì lý do y tế, tôn giáo hoặc văn hóa. Trong bìu, tinh hoàn được giữ cách xa cơ thể, một lý do khả dĩ giải thích điều này là để tinh trùng có thể được sản xuất trong môi trường hơi thấp hơn nhiệt độ cơ thể bình thường.

Giải phẫu cơ quan sinh dục bên trong ở nam

Cấu trúc sinh sản bên trong của nam giới là tinh hoàn, hệ thống ống dẫn, tuyến tiền liệt, túi tinh, và tuyến Cowper.

Tinh hoàn (tuyến sinh dục nam), là nơi sản xuất tinh trùng và nội tiết tố nam. Hàng triệu tinh trùng được sản xuất hàng ngày trong vài trăm ống sinh tinh. Các tế bào được gọi là tế bào Leydig nằm giữa các ống; chúng tạo ra các hormone được gọi là androgen; bao gồm testosterone và inhibin. Tinh hoàn được giữ bởi thừng tinh, là một cấu trúc dạng ống chứa các mạch máu, dây thần kinh, ống dẫn tinh và một cơ giúp nâng cao và hạ thấp tinh hoàn để phản ứng với sự thay đổi nhiệt độ và hưng phấn tình dục, trong đó tinh hoàn được kéo gần cơ thể hơn.

Tinh trùng được vận chuyển qua hệ thống ống dẫn bốn đoạn. Đoạn đầu tiên của hệ thống này là mào tinh hoàn. Các tinh hoàn tụ lại để tạo thành các ống sinh tinh, ống cuộn ở đầu và sau của mỗi tinh hoàn. Đoạn thứ hai của hệ thống ống dẫn tinh là một ống cơ bắt đầu ở đầu dưới của mào tinh hoàn gọi là ống dẫn tinh. Ống dẫn tinh đi lên dọc theo mặt bên của tinh hoàn để trở thành một phần của thừng tinh. Đoạn cuối mở rộng là ống tinh, nơi lưu trữ tinh trùng trước khi xuất tinh. Đoạn thứ ba của hệ thống ống là ống phóng tinh dài 1 inch (2,5 cm) đi qua tuyến tiền liệt - nơi sản xuất tinh dịch. Tuyến tiền liệt là một cơ quan cứng, hình hạt dẻ, bao quanh phần đầu của niệu đạo, có chức năng dẫn nước tiểu và tinh dịch. Tương tự như điểm G của phụ nữ, tuyến tiền liệt cũng cho khoái cảm tình dục và có thể dẫn đến cực khoái thông qua quan hệ tình dục đường hậu môn.

Tuyến tiền liệt và túi tinh sản xuất tinh dịch trộn với tinh trùng để tạo ra tinh dịch. Tuyến tiền liệt nằm dưới bàng quang và phía trước trực tràng, bao gồm hai vùng chính: vùng bên trong sản xuất dịch tiết để giữ ẩm cho niêm mạc đạo nam giới và vùng bên ngoài sản xuất dịch tinh đểt tạo điều kiện cho tinh dịch đi qua.[19] Các túi tinh tiết ra fructose để kích hoạt và huy động tinh trùng, các prostaglandin để gây ra các cơn co thắt tử cung giúp di chuyển qua tử cung và các bazơ giúp trung hòa độ axit trong âm đạo. Các tuyến Cowper, hay tuyến hậu môn, là hai cấu trúc có kích thước bằng hạt đậu bên dưới tuyến tiền liệt.

Giải phẫu hệ sinh dục nữ

Hệ sinh dục nữ hay bộ phận sinh dục nữ là một hệ thống sinh lý trong cơ thể nữ giới với nhiều chức năng phức tạp: giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con. Các cơ quan chính trong bộ phận sinh dục phụ nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn. Khác với cơ quan sinh dục bên ngoài ở nam phô bày rõ rệt, những cơ quan sinh dục bên ngoài ở nữ thường nằm khuất phía dưới, được che kín bởi lông hạ bộ và khi đứng thẳng, bởi phần trên của hai đùi.

Giải phẫu cơ quan sinh dục bên ngoài ở nữ

Mon veneris - Mu, hay còn được gọi là Gò Vệ Nữ, là một lớp mô mỡ mềm bao lấy xương mu. Đến tuổi dậy thì, kích cỡ của mu sẽ có sự phát triển. Đây cũng là điểm tận cùng của nhiều dây thần kinh; vì vậy, vùng này rất nhạy cảm đối với sự kích thích.

Labia minora và labia majora cùng được gọi là môi âm đạo. Labia majora - môi lớn là hai nếp gấp được kéo dài của da, trải dài từ mu đến tầng sinh môn. Sau dậy thì, bề mặt bên ngoài của môi lớn sẽ được che phủ bởi lông. Ở giữa hai cánh môi lớn là labia minora, tức môi nhỏ, gồm hai nếp da nhẵn, không có lông. Hai cánh môi nhỏ khép lại tại điểm phía trên âm vật, tạo thành mũ âm vật - cơ quan vô cùng nhạy cảm khi bị chạm phải. Khi có kích thích tình dục, máu dồn xuống làm cho môi nhỏ căng lên, chuyển sang sắc đỏ và trở nên cương cứng.

Môi nhỏ được cấu thành từ các mô liên kết, các mô này lại liên tục được dẫn máu, trao đổi chất bởi hệ thống mạch máu; điều này tạo sắc hồng thường thấy ở cơ quan này. Gần về phía hậu môn, môi lớn và môi nhỏ sẽ nhập lại với nhau. Khi ở trạng thái không có kích thích, môi nhỏ sẽ che phủ cửa vào âm đạo và lỗ niệu, nhằm bảo vệ hai cơ quan trên. Tại đáy của môi nhỏ, tuyến Bartholin có nhiệm vụ tiết một lượng nhỏ dung dịch kiềm vào trong âm đạo thông qua các ống; vì tinh trùng không thể sống trong môi trường axit nên lượng dung dịch kiềm này sẽ giúp trung hòa tính axit của âm hộ và âm đạo.

Tương tự dương vật, âm vật được cấu tạo từ các mô phôi; do âm vật hay đầu của âm vật cũng chứa nhiều đầu dây thần kinh giống như (thậm chí là nhiều hơn trong một số trường hợp) dương vật hay quy đầu dương vật ở con người nên cơ quan này vô cùng nhạy cảm khi bị chạm phải. Tuy đầu âm vật có kích thước nhỏ nhưng với cấu trúc đặc biệt, cơ quan này có thể tự kéo dài và trở nên cương cứng. Chức năng duy nhất được ghi nhận của đầu âm vật chính là khoái cảm tình dục, đây là nguồn chính tạo nên sự cực khoái ở phụ nữ. Một điểm cần lưu ý, âm vật cũng là nơi mà bựa sinh dục, chất dịch dạng sệt, màu trắng ngà, tích tụ lại.

Chỉ có thể nhìn thấy lỗ vào âm đạo và lỗ niệu đạo khi hai cánh môi nhỏ tách ra. Cả lỗ vào âm đạo và lỗ niệu đạo đều có nhiều đầu dây thần kinh nên cũng vô cùng nhạy cảm với sự đụng chạm. Ngoài ra, hai cơ quan trên cũng được bao bọc bằng một vòng gồm các cơ thắt, gọi là cơ hành xốp. Bên dưới cơ hành xốp, ở hai bên của lối vào âm đạo, chính là hành tiền đình. Trong quá trình giao hợp hay ở điều kiện có kích thích, khơi gợi, máu cũng sẽ dồn xuống hành tiền đình khiến cho nó căng lên, giúp âm đạo ép chặt dương vật. Bên trong lỗ vào âm đạo là màng trinh, một tấm màng mỏng che chắn một phần lối vào âm đạo của nhiều trinh nữ. Theo quan niệm trước, việc rách màng trinh đồng nghĩa người đó đã mất đi sự trinh trắng. Tuy nhiên, đối với các tiêu chuẩn hiện đại, mất đi trinh tiết đánh dấu lần quan hệ tình dục đầu tiên của một cá nhân. Ngoài ra, màng trinh có thể bị rách do các hoạt động khác, không nhất thiết đến từ tác động của việc quan hệ tình dục. Thông qua niệu đạo, lỗ niệu đạo được nối với bàng quang, giúp bàng quang bài tiết nước tiểu. Lỗ niệu đạo nằm ngay dưới âm vật và ở phía trên lối vào âm đạo.

Vú là các cơ dưới da, nằm ở phía trước ngực của nữ giới. Mặc dù, trên lý thuyết, vú không nằm trong giải phẫu tình dục của phụ nữ, nhưng cơ quan này vẫn có chức năng trong việc đem lại khoái cảm tình dục lẫn việc sinh sản. Vú là tuyến mồ hôi được hiệu chỉnh và được cấu thành từ các mô sơ cùng mỡ. Không chỉ có vai trò trong cấu tạo, mỡ và mô xơ còn giúp nâng đỡ vú, cũng như chứa các đầu dây thần kinh, mạch máu và mạch bạch huyết. Chức năng chính của vú là sản sinh ra sữa cho trẻ sơ sinh giai đoạn đầu của sự phát triển. Trong quá trình dậy thì, vú sẽ có sự phát triển do sự tác động từ việc hormone estrogen tăng lên. Ở một người trường thành, vú thường chứa 15 đến 20 tuyến vú có chức năng sản sinh sữa. Các tuyến này được cấu thành từ các tiểu thùy với hình dạng bất quy tắc; mỗi tiểu thùy sẽ có các tuyến phế nang và ống dẫn sữa chạy tới núm vú. Ngăn cách giữa các tiểu thùy là các mô liên kết dày với nhiệm vụ nâng đỡ tuyến vú và cố định tuyến này với các mô nằm trên cơ ngực lớn. Ngoài ra, các mô liên kết khác đan lại với nhau tạo thành các sợi, được gọi là dây chằng treo vú Cooper, bắt đầu từ dưới lớp da, kéo dài đến các mô ngực để nâng đỡ trọng lượng của vú. Yếu tố di truyền và số lượng mô mỡ quyết định kích thước của vú.

Đàn ông thường cảm thấy bị hấp dẫn bới vú của nữ giới và điều này vẫn đúng ở nhiều nền văn hoá khác nhau. Ở phụ nữ, sự kích thích đầu vú dường như sẽ dẫn đến sự kích hoạt vùng cảm giác đối với các cơ quan sinh dục ở vỏ não (tương tự, khi kích thích âm vật, âm đạo, và cổ tử cung thì vùng cảm giác này của não cũng sẽ được kích hoạt). Điều này có thể trả lời cho câu hỏi tại sao nhiều phụ nữ cảm thấy hưng phấn khi được kích thích đầu vú và lý giải cho việc chỉ cần thông qua kích thích đầu vú, một số phụ nữ đã có thể đạt đến cực khoái.

Giải phẫu cơ quan sinh dục bên trong ở nữ

Các cơ quan sinh sản bên trong của nữ giới bao gồm: âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Âm đạo là một đường ống giống dạng vỏ dao, kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Âm đạo tiếp nhận dương vật trong giao hợp; đồng thời, đây cũng là nơi mà tinh trùng lưu lại. Âm đạo còn là đường sinh con tự nhiên; trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, âm đạo có thể giãn nở tới 10 cm (3,9 in). Âm đạo nằm giữa bàng quang và trực tràng. Thông thường, âm đạo sẽ khép, thu hẹp lại. Tuy nhiên khi có hưng phấn tình dục, âm đạo sẽ mở ra, dài ra và sản sinh ra dịch bôi trơn để cho phép đưa dương vật tiến vào. Thành âm đạo được cấu thành từ ba lớp; các vi khuẩn tự nhiên bên trong âm đạo ngăn chặn sự sinh sôi của nấm men. Điểm G, được đặt theo tên của tiến sĩ Ernst Gräfenberg - người đầu tiên công bố về vị trí này vào năm 1950, có khả năng nằm ở thành âm đạo phía trên và có thể gây ra cực khoái tình dục. Tùy vào cơ địa của từng người, vùng này có thể có khác biệt về kích thước, thậm chí vị trí; và vẫn có ngoại lệ không có điểm G ở một số phụ nữ. Nhiều nhà khoa học vẫn tranh cãi cũng như hoài nghi về cấu trúc và sự tồn tại của điểm G, hoặc cho rằng đây chỉ là một phần mở rộng của âm vật.

Tử cung hay dạ con là một cơ quan rỗng, được cấu thành tử các cơ. Đây là nơi mà trứng (noãn) đã được thụ tinh sẽ làm tổ và phát triển thành bào thai. Tử cung nằm trong khoang chậu giữa bàng quang và ruột, phía trên âm đạo. Tử cung thường ở tư thế nghiêng 90 độ ra phía trước, mặc dù ở khoảng 20% phụ nữ có cơ quan này nghiêng về phía sau. Tử cung có ba lớp; lớp trong cùng chính là là niêm mạc tử cung, nơi hợp tử được làm tổ. Trong thời kỳ rụng trứng (phóng noãn), lớp niêm mạc tử cung sẽ dày lên, sẵn sàng cho việc trứng thụ tinh (hợp tử) làm tổ. Nếu việc thụ thai không diễn ra, tử cung sẽ loại bỏ lớp niêm mạc này thông qua kì kinh nguyệt. Cổ tử cung là đoạn hẹp nhất và thấp nhất của tử cung. Phần vòm rộng của tử cung được gọi là đáy tử cung.

Trong thời kỳ rụng trứng (phóng noạn), noãn (trứng) sẽ được di chuyển từ ống dẫn trứng xuống tử cung. Từ hai bên tử cung, các ống dẫn trứng này có độ dài khoảng 4 inch (10 cm). Đoạn cuối của ống dẫn trứng là các tua như những ngón tay; các tua này vươn tới, quét qua buồng trứng để hứng lấy noãn (trứng) được giải phóng. Sau đó, các noãn (trứng) mất từ ba đến bốn ngày để di chuyển xuống tử cung. Sau khi quan hệ tình dục, tinh trùng bơi từ tử cung lên để gặp trứng tại phần phễu của ống dẫn trứng. Lớp niêm mạc và dịch được tiết ra của ống dẫn trứng giúp duy trì sự tồn tại của noãn (trứng) và tinh trùng, thúc đẩy sự thụ tinh diễn ra, cũng như nuôi dưỡng noãn (trứng) xuống đến tử cung. Sau khi được thụ tinh, nếu noãn (trứng) tách thành hai thì sinh đôi cùng trứng (sinh đôi giống hệt nhau) sẽ được tạo nên. Trong trường hợp hai noãn (trứng) khác nhau được thụ tinh bởi hai tinh trùng khác nhau, người mẹ sẽ sinh hạ sinh đôi khác trứng (sinh đôi không giống nhau) hay còn gọi là sinh đôi anh em.

Tương tự tinh hoàn, buồng trứng (tuyến sinh dục nữ) cũng phát triển từ các mô phôi. Buồng trứng được treo cố định bằng các dây chằng; các noãn cũng được lưu trữ và phát triển ở đây trước khi đến kì rụng trứng. Buồng trứng cũng sản sinh ra các hormone nữ là progesterone và estrogen. Trong buồng trứng, mỗi noãn (trứng) sẽ được bao bọc bởi các loại tế bào khác; tất cả chứa trong một lớp vỏ được gọi là nang trứng (noãn) sơ cấp. Khi đến tuổi dậy thì, sẽ có một hoặc nhiều hơn một nang được kích hoạt để phát triển hàng tháng, trở thành nang trưởng thành.[12][cần số trang]  Hệ sinh sản nữ không tạo ra các noãn (trứng). Khi vừa sinh ra, bé gái có khoảng 60.000 noãn (trứng), nhưng chỉ 400 noãn (trứng) trong số đó sẽ trưởng thành trong suốt quãng đời của người phụ nữ.

Sự rụng trứng dựa trên một chu kỳ hàng tháng, ngày thứ 14 sẽ là ngày dễ thụ thai nhất. Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 4, kinh nguyệt và sự sản sinh hormone estrogen and progesterone giảm dần, lớp niêm mạc tử cung cũng mỏng đi. Trong 3 đến 6 ngày tiếp theo, niêm mạc tử cung sẽ dần bong ra và bị đào thải khỏi cơ thể. Khi kinh nguyệt kết thúc, chu kỳ lại lặp lại với sự gia tăng mạnh của hormone kích thích nang trứng (FSH) được tiết ra từ tuyến yên. Giai đoạn tiền rụng trứng (phóng noãn) sẽ rơi vào ngày thứ 5 đến ngày thứ 13. Trong giai đoạn này, tuyến yên sẽ tiết ra hormone kích thích nang trứng (FSH). Lúc này, sự ức chế ngược diễn ra khi nang noãn được kích thích, tiết ra hormone estrogen ngăn FSH được tiết ra. Do nồng độ FSH bị hạ xuống mức cực thấp, chỉ có một nang noãn "sở hữu" được nhiều FSH mới có thể tiếp tục phát triển, trở thành nang trưởng thành (nang de Graaf); điều này giới hạn số lượng noãn được phóng ra. Không chỉ giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên, hormone estrogen còn tác động đến tuyến yên, khiến tuyến yên phóng thích ra một lượng lớn hormone luteinizing (LH) - kích thích sự rụng trứng (phóng noãn) diễn ra.

Vào ngày thứ 14, nồng độ LH đạt đến ngưỡng cực đỉnh khiến cho nang noãn trưởng thành (nang de Graaf) trồi lên khỏi bề mặt buồng trứng. Nang noãn vỡ ra và noãn (trứng) chín được phóng vào khoang bụng. Các tua ở phía cuối của ống dẫn trứng bắt lấy noãn. Khi này, dịch nhầy của cổ tử cung cũng sẽ có sự thay đổi để giúp tinh trùng dịch chuyển dễ dàng hơn. Từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 28, diễn ra giai đoạn hậu rụng trứng (phóng noãn), phần còn lại nang noãn trở thành hoàng thể và tiếp tục sản sinh ra estrogen. Bên cạnh estrogen, một hormone đặc hữu của hoàng thể cũng được tiết ra, chính là progesterone. Sự tăng lên của lượng progesterone ức chế lượng LH được tiết ra. Niêm mạc tử cung dày lên sẵn sàng cho hợp tự làm tổ; lúc này, noãn (trứng) cũng sẽ di chuyển từ ống dẫn trứng xuống tử cung. Trong trường hợp noãn (trứng) không được thụ tinh và làm tổ, kỳ kinh nguyệt sẽ bắt đầu

Chu kỳ đáp ứng tình dục ở con người

Chu kỳ đáp ứng tình dục là một mô hình được dùng để miêu tả các phản ứng sinh lý xảy ra trong hoạt động tình dục của con người. Mô hình này được xây dựng bởi William Masters và Virginia Johnson.. Theo quan điểm của Masters và Johnson, chu kỳ đáp ứng tình dục bao gồm 4 giai đoạn: hưng phấn (excitement), cao trào (plateau, hay còn được gọi là “cao nguyên”), cực khoái (orgasm), và hồi phục (resolution, hay còn được gọi là "phân giải"); ngoài ra, chu kỳ đáp ứng tình dục còn được biết đến với tên gọi Mô hình EPOR. Trong giai đoạn hưng phấn, cá nhân đạt được các động lực thiết yếu thúc đẩy việc quan hệ tình dục. Sau giai đoạn hưng phấn, trước giai đoạn cực khoái chính là cao trào. Trong giai đoạn này, ở nam sẽ diễn ra các biến đổi về sinh học là chủ yếu. Giai đoạn này ở nữ đa số sẽ là các biến đổi về tâm lý. Giai đoạn cực khoái chính là sự giải phóng các hưng phấn, khoái cảm tình dục đã được tích luỹ; và giai đoạn hồi phục chính là trạng thái không còn các kích thích, cơ thể thư giãn để trở về điểm trước khi chu kỳ bắt đầu.

Chu kỳ đáp ứng tình dục ở nam giới bắt đầu ở giai đoạn hưng phấn; lúc này, trung khu thần kinh chịu trách nhiệm điều khiển sự cương cứng. Hiện tượng co mạch máu trong dương vật xuất hiện, nhịp tim tăng lên, bìu dái dày lên, thừng tinh co ngắn lại, và máu dồn xuống khiến tinh hoàn căng lên, trở nên cương cứng. Đến giai đoạn cao trào, đường kính của dương vật sẽ tăng lên, tinh hoàn trở nên căng cứng hơn, và tuyến hành niệu đạo (Cowper) sẽ tiết ra dịch nhờn trước xuất tinh. Giai đoạn cực khoái, cùng với các cơn co thắt diễn ra nhịp nhàng mỗi 0.8 giây, bao gồm 2 kỳ nhỏ hơn. Trong kỳ lan tỏa, các cơn co thắt diễn ra ở ống dẫn tinh, tuyến tiền liệt, và túi tinh; điều này kích thích diễn ra sự xuất tinh - kỳ thứ hai của giai đoạn cực khoái. Xuất tinh còn được gọi là kỳ giải phóng; một người chỉ có thể xuất tinh khi đã đạt đến cực khoái. Trong giai đoạn hồi phục, nam giới ở trong trạng thái thư giãn, không còn các kích thích. Trước khi chu kỳ phản ứng tình dục mới bắt đầu, cá nhân phải trải qua thời gian trơ (thời kỳ chịu lửa) - một phần của giai đoạn hồi phục. Độ tuổi càng lớn thì thời gian trơ cần cho việc phục hồi càng kéo dài.

Ở nữ giới, giai đoạn hưng phấn cũng là giai đoạn đầu tiên của chu kỳ đáp ứng tình dục và có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ đồng hồ. Đặc trưng của giai đoạn này chính là sự gia tăng nhịp tim, nhịp thở, và huyết áp. Da sẽ ửng hồng hoặc các đốm đỏ có thể xuất hiện trên ngực và lưng; kích cỡ của ngực tăng nhẹ, núm vú trở nên cứng và cương lên. Sự căng các mô của cơ thể diễn ra khiến cho âm vật, môi nhỏ, và âm đạo sưng lên. Các cơ vòng xung quanh lỗ vào âm đạo cũng sẽ căng chặt lại, tử cung nâng lên và có sự phát triển về kích thước. Thành âm đạo bắt đầu tiết ra dịch bôi trơn. Giai đoạn thứ hai sẽ là giai đoạn cao trào; đặc trưng của giai đoạn này là sự tiếp nối và tăng cường các biến đổi đã diễn ra ở giai đoạn hưng phấn. Cực khoái không chỉ là kết quả của giai đoạn cao trào  mà còn là mở đầu của giai đoạn hồi phục - sự đảo ngược của các biến đổi đã xuất hiện ở giai đoạn hưng phấn ban đầu. Trong giai đoạn cực khoái, nhịp tim, huyết áp, sự căng cơ, và nhịp thở đạt đến giá trị cực đỉnh. Ở cơ chậu gần âm đạo, cơ vòng hậu môn, và tử cung xảy ra sự co thắt. Mặc dù âm vật là tâm điểm hình thành sự cực khoái nhưng sự co cơ ở khu vực âm đạo cũng tạo nên vui sướng cực độ.

Rối loạn chức năng tình dục và các vấn đề tình dục thường gặp

Theo DSM-IV-TR (Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê các Rối loạn tâm thần), rối loạn tình dục là các chướng ngại hiện hữu trong ham muốn tình dục và các biến đổi tâm sinh lý. Biểu lộ sự đặc trưng thông chu kỳ đáp ứng tình dục, các rối loạn tình dục sẽ gây ra các cơn đau, sự lo lắng, nỗi buồn rõ rệt cũng như khó khăn trong việc tương tác giữa các cá nhân. Rối loạn chức năng tình dục là hệ quả của các rối loạn thể chất lẫn tâm lý. Các tác nhân về thể chất bao gồm mất cân bằng hormone, tiểu đường, các bệnh tim mạch, v. v. Các tác nhân về tâm lý gồm có căng thẳng, lo âu, trầm cảm, v. v. Rối loạn chức năng tình dục có thể xuất hiện ở cả nam và nữ. Ở phụ nữ, có bốn loại rối loạn tình dục chính: rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn hưng phấn tình dục, rối loạn cực khoái tình dục, và rối loạn đau khi quan hệ tình dục. Rối loạn ham muốn tình dục xuất hiện trong trường hợp cá nhân suy giảm ham muốn tình dục, mức độ ham muốn thấp hoặc không có; nguyên nhân của tình trạng có thể đến từ sự thay đổi hormone, trầm cảm, hoặc mang thai. Rối loạn hưng phấn tình dục cũng là một loại rối loạn chức năng tình dục chính ở phụ nữ. Rối loạn này xảy ra khi âm đạo không tiết đủ chất nhờn hoặc cá nhân gặp phải các vấn đề về lưu thông máu. Một rối loạn chức năng tình dục khác thường thấy ở phụ nữ chính là chính là rối loạn cực khoái tình dục, hay khó hoặc không đạt được cực khoái tình dục. Có thể bắt gặp rối loạn khoái cảm tình dục tình dục ở những phụ nữ mắc các vấn đề về rối loạn tâm lý, ví dụ như chịu đựng cảm giác tội lỗi và lo âu do họ từng là nạn nhân của tấn công tình dục. Rối loạn tình dục cuối cùng chính là cảm thấy đau khi quan hệ tình dục. Các tác nhân có thể kể đến của tình trạng này gồm: sưng vùng chậu, sẹo sau chấn thương, các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs), v. v.

Ở nam giới, có ba loại rối loạn tình dục thường gặp, bao gồm: rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn xuất tinh, và rối loạn cương dương. Sự thiếu ham muốn tình dục ở nam giới là kết quả của việc mất đi các ham muốn, động lực để quan hệ tình dục, cũng như nồng độ testosterone thấp. Ngoài ra, các tác nhân tâm lý như lo âu, và trầm cảm cũng có thể góp phần dẫn đến tình trạng trên. Chứng rối loạn tình dục phổ biến tiếp theo là rối loạn xuất tinh; rối loạn này có 3 trường hợp điển hình, gồm: xuất tinh ngược, xuất tinh chậm, và xuất tinh sớm. Và rối loạn cương dương xảy ra trong trường hợp dương vật không thể cương cứng hoặc không thể duy trì sự cương cứng trong lúc quan hệ tình dục.

Theo: Mai Quốc Vĩnh (ST)

Liên hệ: Thầy Mai Quốc Vĩnh
Đông y sĩ - Đông dược sĩ - Khí công sư
(Thiên Long Đường)
Hotline/Zalo: 0916286199 - 0929996199
Website: www.maiquocvinh.com


(*) Xem thêm

Bình luận
  • Đánh giá của bạn
Đã thêm vào giỏ hàng